114

Nghiên cứu chế tạo hợp kim Constantan Cu55Ni45 bằng phương pháp thiêu kết truyền thống và thiêu kết xung điện Plasma

Study on Fabrication of Constantan Alloys via Conventional Sintering and
Spark Plasma Sintering Methods

NGUYỄN MINH THUYẾT
Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Email: thuyet.nguyenminh@hust.edu.vn

Ngày nhận bài: 13/05/2024 , Ngày duyệt đăng: 11/06/2024

TÓM TẮT

Nghiên cứu chế tạo hợp kim Constantan Cu55Ni45 bằng phương pháp thiêu kết truyền thống và thiêu kết xung điện Plasma Hợp kim Constantan, có thành phần chính bao gồm 55% Cu và 45% Ni về khối lượng, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau đòi hỏi điện trở cao và độ ổn định. Thiêu kết là phương án công nghệ triển vọng trong chế tạo hợp kim Constantan tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Nghiên cứu này nghiên cứu quá trình thiêu kết các hợp kim Constantan bằng hai phương pháp khác nhau: thiêu kết truyền thống (CS) và thiêu kết xung điện plasma (SPS). Ảnh hưởng của các thông số thiêu kết, chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất và tốc độ gia nhiệt, đến cấu trúc vi mô và tính chất của hợp kim Constantan sau thiêu kết được đánh giá và so sánh giữa hai phương pháp. Kết quả cung cấp cái nhìn cụ thể về những ưu điểm và hạn chế của từng kỹ thuật thiêu kết để sản xuất kim Constantan chất lượng cao.

Từ khóa: Hợp kim Constantan, thiêu kết xung điện Plasma, tổ chức tế vi, cơ tính.

ABSTRACT

Constantan alloys, composed primarily of copper (55 wt%) and nickel (45 wt%) , are widely used in various applications requiring high electrical resistance and stability. Sintering is a crucial process for fabricating constantan alloys, as it influences the microstructure, density, and properties of the final product. This study investigates the sintering of constantan alloys using two different methods: conventional sintering and spark plasma sintering (SPS). The effects of sintering parameters, such as temperature, pressure, and heating rate, on the microstructure and properties of the sintered constantan alloys are evaluated and compared between the two methods. The results provide insights into the advantages and limitations of each sintering technique for producing high-quality constantan alloy components.

Keywords: Constantan alloys, conventional sintering, spark plasma sintering, microstructure, properties.