3. Kết quả và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của lực ép và thành phần của hợp kim tới độ xốp của nền khi ép và thiêu kết một lần
Để nghiên cứu ảnh hưởng của lực ép và thành phần của hợp kim tới độ xốp của sản phẩm nền, thời gian thiêu kết cố định trong 2 giờ còn áp lực ép thay đổi trong khoảng (2 ÷ 6) tấn/cm2 và nhiệt độ thiêu kết khác nhau (1050, 1100, 1150°C).
a. Nhiệt độ thiêu kết 1050°C
Kết quả thực nghiệm tại nhiệt độ thiêu kết 1050°C được trình bày ở đồ thị hình 2.
Hình 2. Đồ thị quan hệ giữa lực ép và độ xốp khi thiêu kết ở 10500C.
Độ xốp của vật liệu phụ thuộc vào lực ép, khi lực ép tăng thì độ xốp giảm.
Độ xốp của vật liệu phụ thuộc vào hàm lượng đồng trong hợp kim, tại nhiệt độ thiêu kết và lực ép này khi hàm lượng Cu tăng thì độ xốp của sản phẩm nền giảm.
Với nhiệt độ thiêu kết 1050°C, thiêu kết ở pha rắn do đó độ xốp của mẫu nền cao.
b. Nhiệt độ thiêu kết 1100°C
Kết quả thực nghiệm tại nhiệt độ thiêu kết 1100°C được trình bày ở đồ thị hình 3.
Hình 3. Đồ thị quan hệ giữa lực ép và độ xốp khi thiêu kết ở 11000C.
Độ xốp của sản phẩm phụ thuộc vào lực ép và hàm lượng Cu cho vào nền Fe:
– Khi lực ép tăng thì độ xốp của mẫu giảm.
– Khi hàm lượng Cu cho thêm vào nền Fe tăng thì dẫn đến độ xốp của sản phẩm giảm.
Tại nhiệt độ thiêu kết 1100°C có tồn tại pha lỏng, do đó độ xốp của sản phẩm nền có giảm so với thiêu kết ở 1050°C.
c. Nhiệt độ thiêu kết 1150°C
Kết quả thực nghiệm tại nhiệt độ thiêu kết 1150°C được trình bày ở hình 4.
Hình 4. Đồ thị quan hệ giữa lực ép và độ xốp khi thiêu kết ở 11500C.
Khi lực ép và hàm lượng Cu trong hợp kim tăng đồng thời thì độ xốp của sản phẩm nền sẽ giảm.
Tại nhiệt độ thiêu kết 1150°C có tồn tại pha lỏng do đó độ xốp của nền đã giảm nhiều với độ xốp nhỏ nhất là khoảng 14%. Nếu tăng nhiệt độ thiêu kết hoặc hàm lượng Cu thì nhận được sản phẩm có độ xốp khoảng 10%.