14

Công nghệ chế tạo nền Fe-Cu ứng dụng cho vật liệu kết cấu thiêu kết

3.2. Ảnh hưởng của lực ép tới độ xốp khi ép và thiêu kết hai lần

   Với các hàm lượng Cu khác nhau đã lựa chọn hàm lượng Cu tối ưu trong hợp kim là 19% tương ứng với M3 (81% Fe, 19% Cu) để ép và thiêu kết hai lần.

   Lần một các mẫu được ép sơ bộ ở lực ép 2 tấn/cm2 và thiêu kết ở nhiệt độ 1000°C. Mẫu được ép lại ở các lực ép khác nhau (2 – 6 tấn/cm2) và thiêu kết ở nhiệt độ 1150°C. Thời gian thiêu kết của cả hai giai đoạn là 2 giờ. Kết quả thực nghiệm được trình bày trong hình 5.

Hình 5

Hình 5. Đồ thị quan hệ giữa lực ép và độ xốp khi ép và thiêu kết hai lần

Hình 6

Hình 6. Ảnh tổ chức tế vi của nền Fe

   Lần 1 tiến hành với lực ép nhỏ để tạo cho mẫu có độ xốp lớn (29,63%) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hoàn nguyên màng ôxít khi thiêu kết trong môi trường hoàn nguyên với nhiệt độ thấp.

   Sau thiêu kết lần 1 mẫu đã được hoàn nguyên màng ôxít nên có tính khả ép cao, mẫu ép lại lần 2 rồi thiêu kết với nhiệt độ cao hơn để đồng đều thành phần pha. Sản phẩm sau ép lần 2 với áp lực là 6 tấn/cm2 và thiêu kết ở 1150°C có độ xốp 7,4%. Hình 6 là ảnh tổ chức tế vi của nền Fe.

4. Kết luận

   a. Đã xác định được công nghệ hợp kim hoá nền Fe bằng bột Cu theo phương pháp luyện kim bột.

   b. Theo các điều kiện và chế độ công nghệ khác nhau có thể chế tạo sản phẩm nền Fe có độ xốp khác nhau, để nền có độ xốp nhỏ hơn 10% thì tiến hành ép và thiêu kết hai lần.

   c. Từ sản phẩm nền khi cho thêm các chất phụ gia có thể chế tạo ra vật liệu theo yêu cầu. Phương pháp này có thể chế tạo các vật liệu kết cấu, vật liệu bôi trơn và ma sát, bạc xốp, phin lọc…

Thµnh phÇn vµ hµm l­îng
(% nguyªn tö)

MÉu
Fe  Cu
M1  87  13
M2  84  16
M3  81  19
M4  78  22

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *