14

Ảnh hưởng của năng lượng cơ học đến tính chất thiêu kết của bột kim loại

3. Kết quả và thảo luận

   Ảnh hưởng của năng lượng cơ học được đánh giá thông qua độ co ngót của sản phẩm. Kết quả cho ở đồ thị các hình 1 – 4.

Đồ thị 1-4

   Từ các đồ thị trên, có nhận xét sau:

   – Tất cả các loại bột khảo sát (Ag, Cu, Fe, Al- 4%Cu-4%Mg) đều có độ co tăng khi tăng thời gian nghiền, đặc biệt độ co lớn hơn nhiều lần so với bột thô ban đầu.

   – Tác động của sai lệch mạng đến độ co (của bột Ag và Cu) lớn hơn nhiều lần so với tác động của sự giảm kích thước hạt, thể hiện ở độ co của mẫu sau khi ủ không tăng lên nhiều so với độ co của mẫu sau nghiền. Với bột Fe và Al-4%Cu- 4%Mg thì ngược lại.

   Một số kết quả cụ thể như sau:

(Δd/d)Ag25h = 3,37%;
(Δd/d)Ag25h+ủ = 0,84%
(Δd/d)Cu30h = 4,0;
(Δd/d)Cu30h+ủ = 0,84%
(Δd/d)Fe30h = 15,79%;
(Δd/d) Fe30h+ủ = 11,59%
(Δd/d)Al-4%Cu-4%Mg12.5h = 20.2%;
(Δd/d)Al-4%Cu-4%Mg12.5h+ủ = 16.9%

   So với bột nghiền, độ co của bột (nghiền + ủ) giảm đáng kể.

(Δd/d)Ag25h – (Δd/d)Ag25h+ủ = 2,53%
(Δd/d)Cu30h – (Δd/d)Cu30h+ủ = 3,16%
(Δd/d)Fe30h – (Δd/d)Fe 30h+ủ = 4,20%
(Δd/d)Al-4%Cu-4%Mg12.5h – (Δd/d)Al-4%Cu- 4%Mg12.5h+ủ = 3.30%

   Như vậy khi tăng thời gian nghiền, bột có độ xô lệch mạng lớn, nội năng của bột tăng lên và đây là nguyên nhân chính làm tăng tính thiêu kết của bột.

4. Kết luận

   Từ các kết quả đạt được đã nêu trên, có thể rút ra một số kết luận sau:

   – Sự thay đổi nội năng của hạt bột do tác động cơ học thông qua hai phần: năng lượng bề mặt tăng (do kích thước hạt giảm xuống) và năng lượng đàn hồi do sai lệch mạng. Trong đó năng lượng đàn hồi do sai lệch mạng mang lại sự thay đổi nội năng lớn hơn trong bột Ag, Cu và ngược lại trong bột Fe, Al-4%Cu-4%Mg. Điều này được thể hiện qua độ co sau nghiền và ủ của vật liệu (bảng 1).

Bảng 1

   Các kết quả trên cần được chứng minh trực tiếp khi xác định được mật độ khuyết tật mạng sau thời gian nghiền khác nhau.

   Với các vật liệu khác nhau, do đặc tính của từng loại bột mà mức độ thay đổi nội năng cũng như vai trò của khuyết tật mạng khác nhau.

   – Có thể chủ động kiểm soát tác động của năng lượng cơ học vào bột kim loại để tạo ra sản phẩm với các tính chất mới hoặc dùng cho công nghệ phun phủ.

[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]

Tài liệu trích dẫn

  1. C. Suryanarayana, Mechanical alloying and milling, Progress in materials science, Volume 46, Issues 1-2, January 2001, pp 1-184
  2. V. Mamedov, Powder metallugry, Vol 45, No 4, 2002, pp 322-328
  3. Trần Quốc Lập, Nguyễn Hoàng Việt, Nguyễn Thị Hoàng Oanh, Chế tạo vật liệu khối NiAl bằng phương pháp hợp kim hoá cơ học và thiêu xung điện plasma, Proceedings of the 20th scientific conference, Hanoi University of Technology, Hà nội 2006

[/symple_box]
[symple_box color=”red” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]
Cám ơn: Công trình này được tài trợ và thực hiện trong khuôn khổ dự án KHCN giữa trường ĐHBK Hà nội và Viện Vật liệu và máy Hàn Quốc (KIMM), nay là Viện Khoa học vật liệu Hàn Quốc (KIMS).
[/symple_box][symple_clear_floats]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *