11

Ứng dụng Silicômangan (SiMn) để khử ôxy trong luyện thép

3. Thảo luận

   Thành phần các mẻ thép M1, M2, M3, M4 nấu luyện khá ổn định, tạp chất S, P thấp hơn so với quy định.

   Từ thực tế cho thấy, khử ôxy phức hợp bằng SiMn đạt kết quả tốt hơn, tạp chất ít, cấu trúc tạp chất nhỏ mịn và phân bố đồng đều. Nguyên nhân có thể là do sản phẩm khử sinh ra ở dạng MnO.SiO2 là hợp chất bền, nhiệt độ nóng chảy thấp, tỷ trọng bé ít thấm ướt thép lỏng nhưng lại thấm ướt lớp xỉ bề mặt, nên quá trình tách ra khỏi thép thuận lợi hơn.

Hình 2, 3

Hình 2. ảnh kim tương của mẫu khử ôxy theo phương pháp truyền thống, x200
Hình 3. ảnh kim tương các mẫu khử ôxy theo phương pháp phức hợp, x200

Hình 4

Hình 4. ảnh tạp chất các mẫu khử ôxy theo phương pháp phức hợp, x200

   Khử ôxy bằng SiMn thép có cấu trúc tinh thể nhỏ mịn hơn, điều đó gắn liền với kết quả khử ôxy triệt để hơn. Ngoài ra khử ôxy bằng SiMn giảm khoảng 1/3 thời gian khử so với phương pháp khử ôxy truyền thống (dùng FeMn và FeSi).

4. Kết luận

   a. Khử ôxy là nhiệm vụ rất quan trọng và bắt buộc khi luyện thép.

   b. Khử ôxy phức hợp (ví dụ với SiMn) vừa giảm thời gian khử vừa đạt kết quả khử tốt hơn, tạp chất phi kim tạo ra dễ nổi lên để tách khỏi thép lỏng. c. Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tài nguyên để luyện SiMn, phương pháp khử ôxy của thép lỏng bằng SiMn do vậy cần được ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất.

[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]

Tài liệu trích dẫn

  1. Bùi Văn Mưu, Báo cáo tổng kết đề tài KHCN 03-12-2000,2003
  2. Bùi Thanh Bình, Luận văn thạc sĩ, ĐHBK Hà Nội, 2005 
  3. Brahma Deo and Rob Boom, Fundamentals of Steelmaking Metallurgy, Prentice Hall International, New York- London-Toronto-Sydney-Tokyo-Singapore

[/symple_box][symple_clear_floats]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *