22

Nghiên cứu chế tạo tấm giáp chống đạn phức hợp gốm ôxit nhôm-compozit kevlar

Bài báo này giới thiệu về công nghệ chế tạo tấm giáp chống đạn phức hợp gốm oxit nhôm – composite Kevlar, là loại chống được các loại đạn có động năng cao và đang được dùng rộng rãi trên thế giới.

Preparation of the alumina ceramic-kevlar composite complex armor plate

T. V. Khoa1) , T.T.Phương1) , N.T.Minh1) , P.V.Cường1) , V.L.Hoàng1) , N.T.Huy1) ,N. K. Hoàn2)
1) Viện Công nghệ, Tổng cục CNQP; 2) Cục KHCN và MT, Bộ QP

Tóm tắt

   Tấm gốm được chế tạo từ bột α-Al 2O3 (98%) và các phụ gia CaO, SiO2, MgO, TiO2 với nhiệt độ thiêu kết ở (1550-1600) °C trong môi trường không khí. Tấm gốm được gắn với tấm composite Kevlar-epoxy tạo thành tấm giáp phức hợp có kích thước 250 x 300 x 19 (mm), trọng lượng 3 kg. Tấm giáp phức hợp sau khi chế tạo được bắn thử nghiệm khả năng chống đạn K56 bằng súng AK 47 ở khoảng cách 15 m. Kết quả cả 6 phát bắn đều không xuyên thủng giáp và vết lõm trên mặt đất sét gắn sau tấm giáp đạt tiêu chuẩn Mỹ NIJ.01.01.04 với chiều sâu nhỏ hơn 44 mm.

Abstract

   This paper presents the preparation technology for the alumina ceramic – Kevlar composite complex armor plate, which protects against high kinetic energy bullets and has been widely used in the world. The ceramic tiles were prepared from α-Al 2O3 powder (98 %wt) and CaO, SiO2, MgO, TiO2 additives with sintered temperature of 1550°C. Complex armor plates were made by gluing ceramic tiles to Kevlar/epoxy composite sheet with dimen- sions of 250 x 300 x 19 (mm) and 3 kg weight. Alumina ceramic – Kevlar composite complex armor plates were tested on resistance to K56 bullet fired by AK 47 rifle at distance of 15 m. The results showed that the armor plates were not penetrated through by 6 rifle shots and the depth of backface signature in backing materials (clay) was lower than 44 mm (American NIJ Standard – 01.01.04).

I. Giới thiệu

   Áo giáp nói chung và áo giáp chống đạn (AGCĐ) nói riêng đã được sử dụng từ thời xa xưa. Hiện nay tính nguy hiểm của các loại đạn ngày càng cao, yêu cầu bảo vệ tính mạng của con người và các bộ phận thiết yếu phương tiện chiến tranh càng lớn, đòi hỏi AGCĐ phải có tính năng đặc biệt. Sự phát triển của khoa học công nghệ vât liệu những năm gần đây đã cho phép sản xuất các loại giáp có tính năng cao. Các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Canada, Nhật, Israel… đều sản xuất các loại AGCĐ tiên tiến [1,2].

   Trong chiến tranh Irak, từ 2003 Mỹ và liên quân đã trang bị AGCĐ cho các sỹ quan và binh lính nhằm giảm thương vong, tuy nhiên lực lượng quân nhân được trang bị còn rất ít do giá thành mỗi chiếc áo lên tới vài nghìn USD, vì vậy gần đây nhiều gia đình quân nhân Mỹ phải tự tìm mua cho chồng con mình đóng quân tại Irak [3]. * Tiêu chuẩn của AGCĐ Có nhiều tiêu chuẩn phân loại AGCĐ của nhiều nước khác nhau như tiêu chuẩn của Mỹ, Nga, úc…. Các tiêu chuẩn này quy định về phân loại cấp chống đạn và điều kiện thử nghiệm của các cấp chống đạn. Hiện nay, tiêu chuẩn NIJ 0101.04 của Mỹ được áp dụng rộng rãi nhất trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước chưa có tiêu chuẩn riêng [4]. Theo tiêu chuẩn NIJ 0101.04, các cấp chống đạn được phân loại theo bảng 1:

aogiapcd1

Bảng 1. Phân loại cấp chống đạn theo tiêu chuẩn NIJ 0101.04 AGCĐ

   Từ bảng 1 có thể thấy các cấp chống đạn từ I đến IIIA tương ứng với khả năng chống chịu các loại đạn đầu tròn có sơ tốc đầu đạn tương đối thấp (700m/s), tức là đạn của các loại súng nòng dài như AK, súng bắn tỉa hoặc súng máy.

   * Các loại vật liệu mới cho áo giáp chống đạn.

   Về cơ bản AGCĐ hiện tại sử dụng 3 loại vật liệu tiên tiến:

1.1. Vật liệu tổ hợp trên cơ sở các loại sợi độ bền cao

   Khi viên đạn bắn vào giáp bằng vật liệu sợi bền cao, nó bị cản giữ lại trong một “mạng nhện (web)” gồm các sợi rất bền. Các sợi này hấp thụ và phân tán năng lượng va đập của viên đạn làm cho viên đạn bị biến dạng hoặc bẹt đầu ra, năng lượng còn lại được lớp tiếp theo trong áo giáp hấp thụ cho đến khi viên đạn dừng lại.

   Hiện nay vật liệu tổ hợp trên cơ sở các loại sợi bền cao được sử dụng để chế tạo các loại AGCĐ cản được các loại đạn năng lượng thấp hoặc trung bình, nó có ưu việt là nhẹ, có thể sản xuất với năng suất chế tạo cao, tương đối rẻ tiền. Nó cũng được dùng làm lớp bề mặt (facing material) và lớp lót sau (backing material) cho các loại AGCĐ có các tấm gốm siêu bền, có khả năng chống được các loại đạn đầu nhọn có năng lượng cao. Các loại sợi thường dùng là Kevlar, Spectra Dyneeme… như trên đã trình bày [5].

10

Nghiên cứu công nghệ cán hợp kim đồng LK 75-0,5

Trong chế tạo vỏ ống liều đạn pháo các hợp kim đồng L62, L68, L72, LK75-0,5 được sử dụng do vỏ ống liều dùng lại được sau một số lần bắn. Trong số đó hợp kim LK75-0,5 thường được sử dụng vì có độ bền chống nứt, chống ăn mòn do môi trường bảo quản cao hơn các loại còn lại.

Rolling processing of copper alloy LK 75-0,5

Nguyễn Khải Hoàn
Cục Khoa học-công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng
Nguyễn Tài Minh
Trung tâm Công nghệ, Tổng cục CNQP

Tóm tắt

   Giới thiệu kết quả nghiên cứu công nghệ gia công biến dạng hợp kim đồng LK 75-0,5 phục vụ chế tạo vỏ ống liều đạn pháo.

Abstract

   This paper presents the result of deformation  process  for copper alloy LK75-0,5. This  technology is used  for production of cartridge case.

1. Đặt vấn đề

   Trong chế tạo vỏ ống liều đạn pháo các hợp kim đồng L62, L68, L72, LK75-0,5 được sử dụng do vỏ ống liều dùng lại được sau một số lần bắn. Trong số đó hợp kim LK75-0,5 thường được sử dụng vì có độ bền chống nứt, chống ăn mòn do môi trường bảo quản cao hơn các loại còn lại. Hơn nữa, do có tính bôi trơn (nhờ Si trong thành phần hoá học) khi dập vuốt biến mỏng thành nên được dùng để sản xuất các loại vỏ đầu đạn pháo cỡ lớn.

   Hợp kim LK 75-0,5 thuộc hệ Cu-Zn-Si mặc dù được dùng rộng rãi để chế tạo vỏ ống liều đạn pháo nhưng không có tài liệu nào cho biết các chế độ gia công biến dạng và nhiệt luyện đã sử dụng trong quá trình gia công. Để có thể sử dụng hợp kim này trong sản xuất các phôi dạng tấm phải tiến hành các bước nghiên cứu về gia công biến dạng và xử lý nhiệt tương ứng.

   Mục tiêu của nghiên cứu này là xác lập các chế độ công nghệ nền về ủ đồng đều hoá thành phần, gia công biến dạng (cán), ủ kết tinh lại mẫu vật liệu để định hướng cho công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp các loại vỏ ống liều đạn pháo.

2. Thực nghiệm

2.1. Ủ đồng đều hoá thành phần

   Các mẫu có kích thước 120 x 30 x 10mm chế tạo từ phôi đúc có thành phần hoá học tương đương mác LK 75-0,5 theo tiêu chuẩn GOST B16520-70 của Nga được ủ đồng nhất trong lò PH 32 có quạt đối lưu không khí vận tốc 9 m/s.

2.2. Công nghệ cán

   Các mẫu phôi sau khi ủ đồng nhất được nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ cán trên máy cán 2 trục. Đường kính trục cán Φ = 200 mm, L = 400 mm.

2.3. Ủ kết tinh lại

   Lò PH 32 được dùng để ủ kết tinh lại các mẫu nghiên cứu sau khi được cán với tỷ lệ biến dạng khác nhau.

2.4. Khảo sát vật liệu

   Xác định độ cứng (HB), giới hạn bền kéo trên các thiết bị: máy đo độ cứng HPO-250 (CHLB Đức), máy thử kéo nén ZD-40 (CHLB Đức). ảnh tổ chức kim tương được chụp trên kính hiển vi quang học OLIMPUS (Nhật Bản), Axiovert (CHLB Đức).

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng của chế độ ủ đồng đều hoá thành phần

   Biết rằng thành phần hoá học của phôi được đúc trong khuôn kim loại có làm nguội cưỡng bức không đồng nhất. Độ cứng trung bình phôi từ hợp kim LK 75-0,5 khi dùng phương pháp đúc nêu trên là 69-70 HB. Tổ chức kim tương là tổ chức nhánh cây điển hình với trục nhánh cây là dung dịch rắn Cu (Zn, Si) (hình 1). Tổ chức này có độ dẻo thấp, do vậy ủ đồng đều hoá vật đúc từ hợp kim LK 75-0,5 là khâu bắt buộc trước khi được biến dạng dẻo.

   Mục đích của ủ đồng đều hoá vật đúc là loại bỏ tổ chức nhánh cây san bằng thành phần trong toàn thể tích mẫu nghiên cứu tạo cho mẫu có tính chất đồng đều và độ dẻo. Đã tiến hành nghiên cứu các chế độ ủ, kết quả được trình bày ở bảng 1.

TT Nhiệt độ (°C) Thời gian (h) Chế độ nguội Độ cứng (HB) Ghi chú
1 550 2 Cùng lò
2 550 3 nt 60
3 600 1 nt
4 600 1 nt 54
5 650 1 nt Bề mặt mẫu bị oxy hoá

Bảng 1. Ảnh hưởng của chế độ ủ đồng đều hoá tới cơ tính của mẫu hợp kim LK 75-0,5 sau khi đúc

   Mẫu ủ ở 550°C kể cả sau 3 giờ, trong tổ chức vẫn còn tổ chức nhánh cây (hình 2). Mẫu ủ ở 600°C sau 1,5 giờ đã hoàn toàn không còn tổ chức nhánh cây, kéo dài thời gian ủ tới 3 giờ hạt tinh thể gồm các hạt đa cạnh có thể có đối tinh (hình 3). Nếu ủ ở 650°C bề mặt mẫu đã bị ôxy hoá.

Nghiên cứu công nghệ cán hợp kim đồng LK 75-0,5

   Trong thực tế sản xuất thời gian ủ cụ thể cho mỗi loại sản phẩm còn phải căn cứ vào hình dạng, kích thước, cách sắp xếp của chúng ở trong lò để quyết định. Chế độ ủ đồng nhất với T = 600°C, τ = 1,5 h được coi là hợp lý và đã được chọn để tiến hành nghiên cứu bước gia công biến dạng tiếp theo.