1

Đánh giá công nghệ đúc galê Φ 800 với hỗ trợ của phần mềm mô phỏng số

   Nhiệt độ rót thay đổi cũng có ảnh hưởng tới quá trình đông đặc: khi tăng nhiệt độ rót, độ lớn của lõm co sẽ tăng. Do đó, chọn giá trị nhiệt độ rót khoảng 1550°C là hợp lý. Nếu thấp hơn giá trị này khuôn sẽ khó điền đày hơn. Khi dùng thép 40Γ để đúc chi tiết này thì nhiệt độ đường lỏng (liquidus) khoảng 1516°C.

Hình 5
Hình 5

   So sánh hai trường hợp không dùng và có dùng thép làm nguội cho thấy, khi có thép nguội sẽ có thể loại trừ hoàn toàn lõm co nếu kích thước thép nguội đủ lớn, không dưới Φ10mm. 

   Cũng đã tiến hành nghiên cứu xem có cần sử dụng chất phát nhiệt trong đậu ngót hay không. Kết quả cho thấy rất cần phải dùng chất phát nhiệt, vì dù có đặt thép nguội mà không có tác dụng hỗ trợ của chất phát nhiệt sẽ không thể loại trừ triệt để vùng lõm co trong moay ơ.

Hình 6-7
Hình 6-7

   Từ kết quả nghiên cứu này, có thể rút ra một kết luận quan trọng là giải pháp hữu hiệu để loại trừ lõm co ra khỏi vật đúc một cách tích cực là phải kết hợp đầy đủ việc dùng chất phát nhiệt và việc dùng thép nguội đặt bên trong vật đúc. Trong phạm vi nghiên cứu của mình, các tác giả đã dùng thép nguội ngầm để tránh hiện tượng xảy ra lõm co trong các gân, và dùng chất phát nhiệt để loại trừ khuyết tật này tại vùng moay ơ và vành.

E. Kết luận

   Thông qua mô phỏng số có thể có được những đánh giá định lượng chính xác, có độ tin cậy cao, rất dễ so sánh hiệu quả của các phương án công nghệ khác nhau, có thể dự đoán một cách hữu hiệu các khuyết tật có thể xảy ra trong vật đúc, nhất là phát hiện được quá trình hình thành lõm và xốp co., bởi vì đã sử dụng những chương trình phần mềm miêu tả quá trình đông đặc của vật đúc, ví dụ như xác định trường nhiệt độ trong vật đúc và khuôn, xác định tốc độ đông đặc của vật đúc, tối ưu hoá các thông số công nghệ. Quan trọng hơn là đã dùng phương pháp lặp để điều chỉnh các thông số công nghẹ khi các thông số nhiệt-lý dùng để tính toán không phù hợp với điều kiện thực tế.

   Những vấn đề kinh tế kỹ thuật khác cần giải quyết trong công nghệ đúc cũng có thể áp dụng kỹ thuật mô phỏng số. Muốn vậy phải có đủ thông số đầu vào với độ tin cậy cho phép thì mới có hiệu quả, mà trước hết cần thiết lập được mô hình toán học mô tả quá trình công nghệ một cách thích hợp. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào mức độ liên kết giữa nhà nghiên cứu – lực lượng chủ chốt của các Trường và Viện nghiên cứu, và nhà công nghệ – lực lượng chủ chốt ở các cơ sở sản xuất, xí nghiệp.

[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]Tài liệu tham khảo

1. Manual for Zcast

2. Howard F. Taylor, Merton F. Flemings, Foundry Engeneering, John Weley & Sons, 1997

3. AFS, Casting Handbook, 1991
[/symple_box][symple_clear_floats]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *