1

Đánh giá công nghệ đúc galê Φ 800 với hỗ trợ của phần mềm mô phỏng số

Thông qua mô phỏng số có thể có được những đánh giá định lượng chính xác, có độ tin cậy cao, rất dễ so sánh hiệu quả của các phương án công nghệ khác nhau, có thể dự đoán một cách hữu hiệu các khuyết tật có thể xảy ra trong vật đúc, nhất là phát hiện được quá trình hình thành lõm và xốp co.

KS ĐÀM QUANG TUẤN
Cty Cơ khí xây dựng Đông Anh
TS ĐÀO HỒNG BÁCH 
Trường đại học bách khoa Hà Nội

A. Đặt vấn đề

   Phương pháp mô phỏng số trong công nghệ đúc cho đến nay không còn gì là xa lạ, nhưng việc ứng dụng nó vào thực tiễn sản xuất ở nước ta dường như vẫn còn rất hạn chế bởi sự phức tạp của quá trình mô phỏng số bị ảnh hưởng rất lớn từ các thông số nhiệt lý của vật liệu, cũng như nhận thức, đánh giá của người sử dụng còn hết sức khác nhau, cộng với sự thiếu hụt thông tin về hiệu quả mà quá trình mô phỏng số đem lại. Bài báo này trình bày kết quả ứng dụng mô phỏng số tiến hành tại Công ty Cơ khí Đông Anh trên một chi tiết đúc tương đối phức tạp, đó là Galê Φ 800. Các tác giả chân thành cảm ơn Công ty Cơ khí Đông Anh, Trung tâm DASI trường ĐHBK Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện nghiên cứu và tính toán trên phần mềm Z-Cast.

Sơ đồ đúc galê phi 800
Hình 1: Sơ đồ đúc galê Φ 800

B. Giải pháp công nghệ của Công ty Cơ khí Đông Anh

   Galê Φ 800 là chi tiết bánh xe của dàn cầu trục, chịu tải trọng lớn và chịu mài mòn trong quá trình làm việc. Kết cấu khá phức tạp : 6 gân dầy Φ130/ Φ95 nối hai phần mỏng là phần vành ngoài và phần moay ơ. Để đảm bảo phần gân chắc đặc, đòi hỏi phải có phương pháp bù ngót hiệu quả.

   Ga lê Φ 800 được đúc bằng thép 40Γ, trong thực tế sản xuất tại công ty đã sử dụng hỗn hợp cát – thuỷ tinh lỏng, đông cứng bằng CO2. Nhiệt độ rót : (1520 – 1550)°C. Sơ đồ công nghệ đúc được mô tả trong hình 1. Thông thường muốn bù ngót cho 6 gân thì vị trí đậu ngót phải được mở rộng về phía lỗ moay ơ để thoát được vòng tròn nhiệt, làm như vậy phần moay ơ sẽ trở nên đặc, và hệ số thu hồi vật liệu sẽ rất thấp. Trong thực tiễn sản xuất công ty đã sử dụng sắt nguội ngầm, đặt bên trong vật đúc. Dùng sắt Φ8 tiện bóng, làm sạch dầu mỡ và đốt nóng tới nhiệt độ (200 – 300)°C, đặt vào 6 gân (hình 1).

1

Chế tạo và ứng dụng vật liệu đúc compozit nền đồng – hạt thép trong ngành cơ khí

Công nghệ tạo vật liệu compozit bằng phương pháp đúc đơn giản, giá thành hạ, chu kỳ sản xuất nhanh hơn công nghệ luyện kim bột. Đầu tư thiết bị công nghệ không có gì lớn vì có thể tận dụng các thiết bị nấu luyện, thiết bị nung gia nhiệt của các xưởng đúc, nhiệt luyện hiện có. Ngoài ra, nó cho phép tận dụng tối đa lượng hồi liệu, phế liệu từ các ngành công nghiệp khác. Continue reading Chế tạo và ứng dụng vật liệu đúc compozit nền đồng – hạt thép trong ngành cơ khí

38

Nâng cao độ bền của thép kết cấu hợp kim có chứa nguyên tố di truyền đồng

 Bài báo này trình bày một giải pháp nhằm giảm tác hại của Cu trong thép kết cấu hợp kim bằng cách đưa vào thép một lượng nhỏ niken (Ni) trong quá trình nấu luyện. Continue reading Nâng cao độ bền của thép kết cấu hợp kim có chứa nguyên tố di truyền đồng