114

Nghiên cứu chế tạo hợp kim Constantan Cu55Ni45 bằng phương pháp thiêu kết truyền thống và thiêu kết xung điện Plasma

Study on Fabrication of Constantan Alloys via Conventional Sintering and
Spark Plasma Sintering Methods

NGUYỄN MINH THUYẾT
Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Email: thuyet.nguyenminh@hust.edu.vn

Ngày nhận bài: 13/05/2024 , Ngày duyệt đăng: 11/06/2024

TÓM TẮT

Nghiên cứu chế tạo hợp kim Constantan Cu55Ni45 bằng phương pháp thiêu kết truyền thống và thiêu kết xung điện Plasma Hợp kim Constantan, có thành phần chính bao gồm 55% Cu và 45% Ni về khối lượng, được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng khác nhau đòi hỏi điện trở cao và độ ổn định. Thiêu kết là phương án công nghệ triển vọng trong chế tạo hợp kim Constantan tuy nhiên chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ. Nghiên cứu này nghiên cứu quá trình thiêu kết các hợp kim Constantan bằng hai phương pháp khác nhau: thiêu kết truyền thống (CS) và thiêu kết xung điện plasma (SPS). Ảnh hưởng của các thông số thiêu kết, chẳng hạn như nhiệt độ, áp suất và tốc độ gia nhiệt, đến cấu trúc vi mô và tính chất của hợp kim Constantan sau thiêu kết được đánh giá và so sánh giữa hai phương pháp. Kết quả cung cấp cái nhìn cụ thể về những ưu điểm và hạn chế của từng kỹ thuật thiêu kết để sản xuất kim Constantan chất lượng cao.

Từ khóa: Hợp kim Constantan, thiêu kết xung điện Plasma, tổ chức tế vi, cơ tính.

ABSTRACT

Constantan alloys, composed primarily of copper (55 wt%) and nickel (45 wt%) , are widely used in various applications requiring high electrical resistance and stability. Sintering is a crucial process for fabricating constantan alloys, as it influences the microstructure, density, and properties of the final product. This study investigates the sintering of constantan alloys using two different methods: conventional sintering and spark plasma sintering (SPS). The effects of sintering parameters, such as temperature, pressure, and heating rate, on the microstructure and properties of the sintered constantan alloys are evaluated and compared between the two methods. The results provide insights into the advantages and limitations of each sintering technique for producing high-quality constantan alloy components.

Keywords: Constantan alloys, conventional sintering, spark plasma sintering, microstructure, properties.

113

Ảnh hưởng của nhiệt độ tôi đến tổ chức và cơ tính của thép không gỉ martensite 12CrMn1

Effect of austenitizing temperature on structure and mechanical properties of
martensite stainless steel 12CrMn1

NGUYỄN VĂN ĐỨC
Khoa Kỹ thuật Vật liệu, Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

LÊ THÁI HÙNG
Khoa Kỹ thuật Vật liệu, Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

VŨ ĐÌNH TOẠI
Khoa Cơ khí Chế tạo máy, Trường Cơ khí, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội

TRẦN THỊ XUÂN *
Khoa Kỹ thuật Vật liệu, Trường Vật liệu, Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
Email: xuan.tranthi@hust.edu.vn

Ngày nhận bài: 04/03/2024 , Ngày duyệt đăng: 03/04/2024

TÓM TẮT

Sự có mặt của Nitơ trong thép có ảnh hưởng lớn đến tổ chức và cơ tính của thép không gỉ martensite.  Trong nghiên cứu này, thép không gỉ martensite 12CrMn1 có bổ sung một lượng nitơ được tôi ở các nhiệt độ khác nhau. Mẫu sau tôi được đo độ cứng và phân tích tổ chức tế vi bằng hiển vi quang học (OM) và hiển vi điện tử quét (SEM). Sự phân bố của các nguyên tố Cr, C và N được phân tích bằng phổ tán sắc năng lượng (EDS) tích hợp trên kính hiển vi điện tử quét. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ cứng của thép sau tôi tăng dần khi nhiệt độ tôi tăng từ 920oC đến 1010 oC và sau đó giảm khi tăng nhiệt độ tôi lên 1050 oC. Các mẫu thép sau tôi ở các nhiệt độ 870, 920 và 960 oC trong tổ chức tế vi vẫn tồn tại pha carbide tròn sáng và carbonitrides dạng que phân bố trên nền martensite. Tuy nhiên, khi tôi thép ở nhiệt độ 1010 và 1050 oC trong tổ chức tế vi không còn thấy sự xuất hiện của hai pha carbide và carbonitrides.

Từ khóa: Thép không gỉ martensite, tổ chức tế vi, cơ tính

ABSTRACT

Nitrogen addition in steel strongly affects the mechanical properties and microstructure. In this study, martensitic stainless steel 12CrMn1 with added nitrogen was experimentally quenched at different temperatures. The quenched steel samples were measured for hardness and analyzed for microstructure using optical microscopy (OM) and scanning electron microscopy (SEM). The distribution of Cr, C, and N was analyzed using the energy dispersive spectrometer (EDS). Research results show that the hardness of quenched steel increases significally when the quenching temperature increases from 920 oC to 1010 oC and decreases when the quenching temperature increases to 1050 oC. Steel samples quenched at 870, 920, and 960 oC still have bright round carbide and rod-like carbonitrides phases distributed on the martensite matrix in the microstructure. On the other hand, when steel was quenched at temperatures of 1010 and 1050 oC, the two phases of carbide and carbonitrides no longer appeared in the microstructure.

Keywords: martensitic stainless steels, microstructure, mechanical properties

107

Ảnh hưởng của titan đến kích thước hạt austenite và cơ tính của thép Mangan cao

Effects of titanium addition on austenite grain size and mechanical properties of high manganese steel

HÀ MINH TÂN1, NGUYỄN DANH TRUNG2, NGUYỄN HỒNG HẢI1,*
1. Viện Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Số 1 Đại Cồ Việt, Hà Nội
2. Công ty Cổ phần Cơ khí Đông Anh Licogi, Tổ 8, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội
*Email: hai.nguyenhong1@hust.edu.vn

Ngày nhận bài:15/2/2023 , Ngày duyệt đăng:24/3/2023

TÓM TẮT

Thép Mangan được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp nhờ vào tính chất chống mài mòn tốt, khả năng hóa bền cơ học cao cùng với độ dai và độ dẻo cao. Nghiên cứu này đã khảo sát ảnh hưởng của biến tính, bao gồm FeTi và Mischmetal, đối với kích thước hạt và cơ tính của thép Mangan cao (13-15 % t.l). Thép hợp kim được biến tính ở các nhiệt độ khác nhau 1500, 1550 và 1600 oC. Các hợp kim biến tính, sau khi đông đặc, được xử lý nhiệt qua hai bước. Kích thước hạt, thành phần hóa học và sự hình pha của thép sau xử lý nhiệt được phân tích bằng các kĩ thuật hiển vi quang học, nhiễu xạ tia Rơnghen và quang phổ phân tán năng lượng tia Rơnghen. Các cơ tính như độ cứng Brinell, độ bền kéo và độ cứng của thép cũng được đánh giá. Kết quả là, kích thước hạt của các hợp kim sau xử lý nhiệt nhỏ hơn so với hợp kim ban đầu, và đồng thời kích thước hạt càng giảm khi lượng biến tính càng tăng. Việc bổ sung Ti làm giảm lượng C trong pha austenit bằng cách hình thành pha TiC rất bền. Giới hạn bền kéo tối đa 780 MPa đạt được với sự bổ sung của 0,1 % t.l Ti, trong khi độ dai va đập tối đa là 140 J/cm2 ở 0,05 %t.l Ti.

Từ khóa: Thép Mangan, biến tính, kích thước hạt, xử lý nhiệt, cơ tính.

ABSTRACT

Manganese steels have been widely used in industries due to their good wear resistance, high work hardening ability, and high toughness and ductility. This research investigated the effect of modification, i.e., FeTi and Mischmetal, on the grain size and mechanical properties of the high manganese steel (13–15 wt.%). The alloys are modified at different temperatures of 1500, 1550, and 1600 ℃. The modified alloys were heat-treated after solidification by a two-step process. The grain size, chemical composition, and phase formation of the heat-treated steel were characterized by Optical Microscopy, X-ray Diffractometry, and Energy-Dispersive X-ray Spectroscopy. The mechanical properties of the steel, such as Brinell hardness, tensile strength, and toughness, were measured. As a result, the grain size of the heat-treated alloys is smaller compared to that of un-modified alloys and decreases with the increase in modification amount. The addition of Ti reduced C in the austenite phase by forming very stable carbides, TiC. Maximum tensile strength of 780 MPa was achieved with the addition of 0.1 wt.% Ti, while maximum fracture toughness was 140 J/cm2 at 0.05 wt.% Ti.

Keywords: Manganese steels, modification, grain size, heat treatment, mechanical properties.

81

Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp phun bi đến tổ chức tế vi và cơ tính của thép AISI 4340

Trong bài báo này, thép hợp kim thấp AISI 4340 được lựa chọn là vật liệu để nghiên cứu và sẽ trình bày các nghiên cứu thực nghiệm thăm dò để tìm hiểu ảnh hưởng của các thông số vận hành của phương pháp phun bi với loại bi là S230 được thực hiện dưới nhiều mức áp suất khác nhau, đến tổ chức tế vi, độ cứng bề mặt, phân bố độ cứng theo chiều sâu, hệ số ma sát, và độ nhám bề mặt của vật liệu…

Continue reading Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp phun bi đến tổ chức tế vi và cơ tính của thép AISI 4340

78

Ảnh hưởng của hàm lượng TiC tới tổ chức và cơ tính của vật liệu compozit Fe-TiC

Trong nghiên cứu này, Fe-TiC compozit được chế tạo theo phương pháp luyện kim bột. Hàm lượng TiC và nhiệt độ thiêu kết được thay đổi để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng tới tổ chức và tính chất cơ học của compozit.

Continue reading Ảnh hưởng của hàm lượng TiC tới tổ chức và cơ tính của vật liệu compozit Fe-TiC

69

Ảnh hưởng của nhiệt luyện tới tổ chức và cơ tính của hợp kim đồng BCuAl10Fe4Ni4Mn3

Bài báo nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ nhiệt luyện tới tổ chức và cơ tính của hợp kim đồng BCuAl10Fe4Ni4Mn3 nhằm xác định được chế độ xử lý nhiệt cụ thể để cải thiện khả năng chịu mài mòn và tăng tuổi thọ làm việc cho chi tiết được chế tạo bằng hợp kim BCuAl10Fe4Ni4Mn3 … Continue reading Ảnh hưởng của nhiệt luyện tới tổ chức và cơ tính của hợp kim đồng BCuAl10Fe4Ni4Mn3

57

Ảnh hưởng của sáp polyethylene tới tính chất của mẫu sáp dùng trong công nghệ đúc mẫu chảy

Nghiên cứu này đã sử  dụng  sáp tổng hợp polyethylene (PE) để cải thiện cơ tính cũng  như độ co ngót  cho hỗn hợp sáp chế tạo mẫu chảy  đang được sử  dụng  phổ biến trong nước…

Continue reading Ảnh hưởng của sáp polyethylene tới tính chất của mẫu sáp dùng trong công nghệ đúc mẫu chảy

35

Ảnh hưởng của môđun thủy tinh lỏng và nhiệt độ thiêu kết tới tính chất của khuôn gốm

Nội dung cơ bản của công trình này là nghiên cứu ảnh hưởng của môđun thủy tinh lỏng cùng với chế độ thiêu kết khuôn tới chất lượng khuôn vỏ gốm. Continue reading Ảnh hưởng của môđun thủy tinh lỏng và nhiệt độ thiêu kết tới tính chất của khuôn gốm

29

Ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đương lượng đến cơ tính của thép 16Mn

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đương lượng đến cơ tính của thép 16Mn. Các mẫu thép được nấu-luyện trong lò cảm ứng trung tần để đạt thành phần hóa học theo yêu cầu, đúc thỏi và rèn nóng. Continue reading Ảnh hưởng của hàm lượng cacbon đương lượng đến cơ tính của thép 16Mn