77

Nghiên cứu công nghệ luyện thép 30X3MФ từ thép phế liệu để sản xuất vỏ động cơ đạn chống tăng

Kết quả thử nghiệm vỏ động cơ chỉ ra tính năng kỹ thuật tương đương đạn của Nga. Vỏ động cơ đạn chống tăng đã được chế tạo trong điều kiện Việt Nam và đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra.

Continue reading Nghiên cứu công nghệ luyện thép 30X3MФ từ thép phế liệu để sản xuất vỏ động cơ đạn chống tăng

60

Nghiên cứu hòa tan trực tiếp bột sten trong thiết bị chịu nhiệt độ, áp suất cao

Bài báo này giới thiệu một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ đó để hòa tách sten niken chế tạo tại Viện Khoa học Vật liệu thành dung dịch sunfat của các kim loại để làm nguyên liệu trực tiếp chế tạo ra niken… Continue reading Nghiên cứu hòa tan trực tiếp bột sten trong thiết bị chịu nhiệt độ, áp suất cao

22

Nghiên cứu chế tạo thép hợp kim đặc biệt 03H18К9M5TЮ

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và chế tạo thép hợp kim tương đương mác 03H18К9M5TЮ bằng phương pháp nấu luyện trong lò cảm ứng trung tần, tinh luyện điện xỉ, tôi và hoá già.

Manufacturing process of alloy steel 03H18К9M5TЮ

Nguyễn Tài Minh và Vũ Lê Hoàng
Viện công nghệ, Bộ QP

TÓM TẮT

   Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu công nghệ nấu luyện, tinh luyện điện xỉ, xử lý nhiệt chế tạo vật liệu thép hợp kim đặc biệt có thành phần, tổ chức và cơ tính tương đương tiêu chuẩn mác 03H18К9M5TЮ của Nga. Đây là thép hợp kim mactenxit hoá già chứa rất ít cacbon (<0,03% C), có khả năng biến dạng cao, hoá bền bằng nhiệt luyện và gia công biến dạng. Vật liệu được sử dụng để chế tạo các chi tiết dạng ống mỏng, độ bền cao.

ABSTRACT

   In this paper are presented the melting, refining and heat treatment processes for an alloy steel which has chemical composition, grain microstructure and mechanical properties similar to that of alloy steel 03H18К9M5TЮ of Russia. It is ultra-low carbon (<0.03%C), martensitic alloy steel known as maraging steel. This steel has a high deformability and can be strengthened by heat treatment and deformation. This alloy is used to prepare thin-wall tubes, high durable parts.

I. MỞ ĐẦU

   Các loại thép mactenxit hóa già được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hàng không, kỹ thuật tên lửa, tàu thuyền, chế tạo các chi tiết đàn hồi của thiết bị đo, trong kỹ thuật nhiệt lạnh…

   Chi tiết dạng ống có chiều dày 0,5 mm làm việc trong điều kiện áp suất tới 200 at, nhiệt độ có thể lên tới 400°C, yêu cầu đủ bền trong khoảng thời gian ngắn, đã được lựa chọn chế tạo từ thép hợp kim đặc biệt – thép mactenxit hóa già mác 03H18К9M5TЮ.

   Yêu cầu kỹ thuật đặt ra đối với vật liệu để chế tạo chi tiết là:

– Thép hợp kim ít rỉ, ít bị ăn mòn trong điều kiện bảo quản lâu dài.
– Thép có tính gia công biến dạng: dập sâu và miết ép tốt.
– Có khả năng hoá bền bằng gia công cơ-nhiệt luyện.
– Có cơ tính cao, giới hạn bền cao (2000 MPa) ở dải nhiệt độ từ nhiệt độ âm tới 400°C.

   Thép 03H18К9M5TЮ đáp ứng các yêu cầu đã nêu. Đây là loại thép hợp kim mactenxit hoá già, chứa rất ít cacbon (<0,03% C). Thép có chứa hai nguyên tố hợp kim chính là niken và coban. Để bảo đảm quá trình hóa già của mactenxit, thép được hợp kim hóa với các nguyên tố Ti, Be, Al, Nb, W, Mo.

   Thép hợp kim mác 03H18К9M5TЮ theo tiêu chuẩn của Nga tương tự mác NIMAR125, 300 theo tiêu chuẩn của Anh, Mỹ/Anh và tiêu chuẩn của Đức là DIN 1.6354, thành phần và cơ tính cho ở bảng 1 [1-4].

Mác vật liệu Thành phần, % Cơ tính
Rm, MPa R0,2, MPa KIC, MPa.m1/2 A, % Z, % KCU, MJ/m2 KCU, MJ/m2
03H18K9M5T 18Ni
9Co
5Mo
0,9Ti
2100 1900 75÷85 8 50 0,5 0,2
003H18 К 9M5TЮ 18Ni
9Co
5Mo
0,9Ti
0,1Al
1910 1815 5 (δ5)

Bảng 1. Thép mactenxit hóa già của Nga

   Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu và chế tạo thép hợp kim tương đương mác 03H18К9M5TЮ bằng phương pháp nấu luyện trong lò cảm ứng trung tần, tinh luyện điện xỉ, tôi và hoá già. Kết quả khảo sát cơ tính và tổ chức của vật liệu được đánh giá và so sánh với vật liệu cùng loại của Nga.

2. THỰC NGHIỆM

   Sử dụng thép 08KΠ (0,8%C), niken catốt (99,9%Ni), coban kim loại (99,9%Co), ferô môlipđen (60% Mo), ferô titan (30% Ti), nhôm và phụ gia khác để nấu luyện.

   Quá trình nấu luyện thực hiện trong lò cảm ứng trung tần 10 kg/mẻ và 500 kg/mẻ. Đúc điện cực tiêu hao có đường kính Φ90 mm để tinh luyện điện xỉ.

   Tinh luyện điện xỉ trên thiết bị điện xỉ ĐX725- N1. Xỉ tinh luyện mác AHΦ-1Π được nấu chảy lại trong lò hồ quang 180 KW và đổ vào bình tinh luyện trước khi điện xỉ.

   Phôi đúc điện xỉ được ủ đồng đều hoá trong lò buồng ở nhiệt độ 950°C, thời gian 5 h.

   Tôi ở nhiệt độ 850°C và hoá già ở nhiệt độ 490°C thực hiện trong lò giếng P60 có khí argon bảo vệ.

   Phân tích thành phần hoá học bằng thiết bị ARL-3460 (FISONS Thuỵ Sỹ).

   Đo độ cứng trên thiết bị HP250 (Đức).

   Giới hạn bền kéo, độ dãn dài được đo trên thiết bị kéo nén ZD-40 (Đức).

   Chụp ảnh tổ chức tế vi của hợp kim bằng kính hiển vi quang học Axiovert 25 (Đức), kính hiển vi điện tử quét (SEM).

22

Nghiên cứu công nghệ sản xuất hợp kim hàn nhôm

Hiện nay nhu cầu hợp kim hàn nhôm rất lớn. Mục tiêu của công trình này là nghiên cứu công nghệ sản xuất một số mác hợp…

On the production technology of wedding alloys for aluminum

Phạm Bá Kiêm, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Minh Đạt
Viện KH và CN Mỏ-Luyện kim

Tóm tắt

   Đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian nấu luyện đến hiệu suất thu hồi các nguyên tố hợp kim của một số mác hợp kim hàn nhôm hệ silumin, 575A và AM65. Đã đề nghị sơ đồ công nghệ sản xuất hợp kim hàn nhôm.

Abctract

   The influence of temperature and melting time on the recovering alloyed elements of some wedding alloys for aluminum such as alloy-silumina, P575A and PSAM65 is reported. A technology schema for production of these alloys is also proposed in this work.

1. Mở đầu

   Các vật đúc nhôm thường có khuyết tật được xử lý bằng công nghệ hàn, hàn nối các cấu kiện bằng hợp kim nhôm như lò sưởi điện, thiết bị sấy bằng điện, các thiết bị năng lượng mặt trời, các đế máy. Trong thực tế công nghệ hàn nhôm và hợp kim hàn nhôm được sử dụng khá phổ biến. Hợp kim hàn nhôm có nhiều loại, dựa vào nhiệt độ nóng chảy có thể chia làm hai nhóm: nhóm hợp kim dễ nóng chảy và nhóm hợp kim khó nóng chảy.

   Ở nước ngoài đã có nhiều công bố về nghiên cứu và sản xuất công nghiệp nhiều loại hợp kim hàn nhôm. Ở Việt Nam các cơ sở sản xuất có nhu cầu hàn nhôm đều sử dụng hợp kim hàn nhôm nhập từ nước ngoài. Hiện nay nhu cầu hợp kim hàn nhôm rất lớn. Mục tiêu của công trình này là nghiên cứu công nghệ sản xuất một số mác hợp kim hàn nhôm theo tiêu chuẩn của Liên Xô: hợp kim mác silumin, mác П575A và mác ПЦAM65.

2. Thực nghiệm

   Để làm nguyên liệu phối liệu nấu luyện các mác hợp kim hàn nhôm cần nấu luyện một số loại hợp kim trung gian như: Hợp kim trung gian Al-Si (20%Si), hợp kim trung gian Al-Cu (40% và 50%Cu), hợp kim trung gian Al-Mn (10% và 15%Mn) từ nhôm-A7 (99,7%Al).

3. Kết quả và thảo luận

3.1 ảnh hưởng của nhiệt độ nấu luyện

   Đã nấu hợp kim hàn nhôm Al-Si (5%Si), khối lượng mẻ nấu 400g. Kết quả cho thấy nhiệt độ nấu luyện hợp kim ở 700°C đạt hiệu suất thu hồi cao tới 98,5% (hình 1).

Hình 1

Hình 1: ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi hợp kim (Hệ Al-5Si)

   Đối với hợp kim hàn nhôm mác П35A (21%Cu, 7%Si, còn lại là Al): khối lượng mẻ nấu 400g. Kết quả cho thấy hợp kim П35A nấu luyện ở nhiệt độ (650÷700) °C cho kết quả tốt nhất (hình 2). Hợp kim hàn nhôm mác П52A (10%Cu, 1%Si, còn lại là Al): khối lượng mẻ nấu 400g. Nhiệt độ nấu luyện hợp kim mác П52A thích hợp ở (650÷700) °C (hình 3). Ba loại hợp kim: Al-20Zn có Tonc = 575oC, Zn- 5Al có Tonc = 390°C, ПЦAM65A (14,5%Cu, 65%Zn, 0,6%Mn):

Hình 2

Hình 2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi hợp kim hệ  35A

   – Hợp kim hàn nhôm mác Al-20Zn với khối lượng mẻ nấu thí nghiệm 400g. Nhiệt độ nấu luyện tối ưu (650÷700) °C, hiệu suất thu hồi hợp kim đạt 97%.

   – Hợp kim Zn-5Al có thành phần hoá học ổn định (94,0÷96,0)%Zn, (4,0÷6,0)%Al. Hiệu suất thu hồi hợp kim đạt 98%.

   – Hợp kim ПЦAM65A (14,5%Cu, 65%Zn, 0,6%Mn, còn lại là Al) khối lượng mẻ nấu: 600g với kẽm kim loại, hợp kim trung gian Al-Cu (50,0%Cu), hợp kim trung gian Al-Mn (15,0%Mn). Sử dụng trợ dung JIZ của Trung Quốc. Thời gian nấu luyện: 20 phút. Thành phần hoá học: (14,0÷14,85)%Cu; (0,60÷0,70)%Mn; (64,0÷64,5)%Zn, (18,0÷19,0)%Al.

   Hợp kim hệ Zn-Cu-Mn-Al nấu luyện với thời gian 20 phút, nhiệt độ nấu luyện tối ưu là 500°C, cho hiệu suất thu hồi cao nhất đạt (98,0÷99)%.

hkhannhom3

Hình 3, 4, 5 và 6