40

Nghiên cứu công nghệ chế tạo bạc hai lớp trên cơ sở hợp kim đồng BCuSn6Zn6Pb3 nền thép 08s

Nội dung bài báo đề cập đến ảnh hưởng của nhiệt độ thiêu kết, thời gian thiêu kết, áp lực cán đến độ xốp và khả năng bám dính giữa hai lớp, từ đó đưa ra được quy trình công nghệ hợp lý tạo ra băng bimetal đạt yêu cầu chất lượng với tỉ lệ phế phẩm thấp nhất.

Continue reading Nghiên cứu công nghệ chế tạo bạc hai lớp trên cơ sở hợp kim đồng BCuSn6Zn6Pb3 nền thép 08s

40

Ảnh hưởng của vật liệu làm khuôn tới tốc độ nguội của hợp kim A356 trong công nghệ đúc mẫu cháy

Đã nghiên cứu quá trình nguội của hợp kim silumin A356 trong các loại khuôn khác nhau của công nghệ đúc mẫu cháy. Continue reading Ảnh hưởng của vật liệu làm khuôn tới tốc độ nguội của hợp kim A356 trong công nghệ đúc mẫu cháy

22

Nghiên cứu công nghệ sản xuất hợp kim hàn nhôm

Hiện nay nhu cầu hợp kim hàn nhôm rất lớn. Mục tiêu của công trình này là nghiên cứu công nghệ sản xuất một số mác hợp…

On the production technology of wedding alloys for aluminum

Phạm Bá Kiêm, Lê Hồng Sơn và Nguyễn Minh Đạt
Viện KH và CN Mỏ-Luyện kim

Tóm tắt

   Đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ, thời gian nấu luyện đến hiệu suất thu hồi các nguyên tố hợp kim của một số mác hợp kim hàn nhôm hệ silumin, 575A và AM65. Đã đề nghị sơ đồ công nghệ sản xuất hợp kim hàn nhôm.

Abctract

   The influence of temperature and melting time on the recovering alloyed elements of some wedding alloys for aluminum such as alloy-silumina, P575A and PSAM65 is reported. A technology schema for production of these alloys is also proposed in this work.

1. Mở đầu

   Các vật đúc nhôm thường có khuyết tật được xử lý bằng công nghệ hàn, hàn nối các cấu kiện bằng hợp kim nhôm như lò sưởi điện, thiết bị sấy bằng điện, các thiết bị năng lượng mặt trời, các đế máy. Trong thực tế công nghệ hàn nhôm và hợp kim hàn nhôm được sử dụng khá phổ biến. Hợp kim hàn nhôm có nhiều loại, dựa vào nhiệt độ nóng chảy có thể chia làm hai nhóm: nhóm hợp kim dễ nóng chảy và nhóm hợp kim khó nóng chảy.

   Ở nước ngoài đã có nhiều công bố về nghiên cứu và sản xuất công nghiệp nhiều loại hợp kim hàn nhôm. Ở Việt Nam các cơ sở sản xuất có nhu cầu hàn nhôm đều sử dụng hợp kim hàn nhôm nhập từ nước ngoài. Hiện nay nhu cầu hợp kim hàn nhôm rất lớn. Mục tiêu của công trình này là nghiên cứu công nghệ sản xuất một số mác hợp kim hàn nhôm theo tiêu chuẩn của Liên Xô: hợp kim mác silumin, mác П575A và mác ПЦAM65.

2. Thực nghiệm

   Để làm nguyên liệu phối liệu nấu luyện các mác hợp kim hàn nhôm cần nấu luyện một số loại hợp kim trung gian như: Hợp kim trung gian Al-Si (20%Si), hợp kim trung gian Al-Cu (40% và 50%Cu), hợp kim trung gian Al-Mn (10% và 15%Mn) từ nhôm-A7 (99,7%Al).

3. Kết quả và thảo luận

3.1 ảnh hưởng của nhiệt độ nấu luyện

   Đã nấu hợp kim hàn nhôm Al-Si (5%Si), khối lượng mẻ nấu 400g. Kết quả cho thấy nhiệt độ nấu luyện hợp kim ở 700°C đạt hiệu suất thu hồi cao tới 98,5% (hình 1).

Hình 1

Hình 1: ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi hợp kim (Hệ Al-5Si)

   Đối với hợp kim hàn nhôm mác П35A (21%Cu, 7%Si, còn lại là Al): khối lượng mẻ nấu 400g. Kết quả cho thấy hợp kim П35A nấu luyện ở nhiệt độ (650÷700) °C cho kết quả tốt nhất (hình 2). Hợp kim hàn nhôm mác П52A (10%Cu, 1%Si, còn lại là Al): khối lượng mẻ nấu 400g. Nhiệt độ nấu luyện hợp kim mác П52A thích hợp ở (650÷700) °C (hình 3). Ba loại hợp kim: Al-20Zn có Tonc = 575oC, Zn- 5Al có Tonc = 390°C, ПЦAM65A (14,5%Cu, 65%Zn, 0,6%Mn):

Hình 2

Hình 2: ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu suất thu hồi hợp kim hệ  35A

   – Hợp kim hàn nhôm mác Al-20Zn với khối lượng mẻ nấu thí nghiệm 400g. Nhiệt độ nấu luyện tối ưu (650÷700) °C, hiệu suất thu hồi hợp kim đạt 97%.

   – Hợp kim Zn-5Al có thành phần hoá học ổn định (94,0÷96,0)%Zn, (4,0÷6,0)%Al. Hiệu suất thu hồi hợp kim đạt 98%.

   – Hợp kim ПЦAM65A (14,5%Cu, 65%Zn, 0,6%Mn, còn lại là Al) khối lượng mẻ nấu: 600g với kẽm kim loại, hợp kim trung gian Al-Cu (50,0%Cu), hợp kim trung gian Al-Mn (15,0%Mn). Sử dụng trợ dung JIZ của Trung Quốc. Thời gian nấu luyện: 20 phút. Thành phần hoá học: (14,0÷14,85)%Cu; (0,60÷0,70)%Mn; (64,0÷64,5)%Zn, (18,0÷19,0)%Al.

   Hợp kim hệ Zn-Cu-Mn-Al nấu luyện với thời gian 20 phút, nhiệt độ nấu luyện tối ưu là 500°C, cho hiệu suất thu hồi cao nhất đạt (98,0÷99)%.

hkhannhom3

Hình 3, 4, 5 và 6