Bài báo này giới thiệu về môđun cán hép chữ I,U. Môđun cán I, U cho phép thiết kế lỗ hình, tính toán nhanh chóng và chính xác các thông số công nghệ và hiển thị đồ hoạ lỗ hình của tất cả các lần cán hai loại sản phẩm này. Continue reading Môđun cán thép I,U của Phần mềm công nghệ cán hình
Category: Công Trình Nghiên Cứu
Ảnh hưởng của hàm lượng ôxit titan tới tính chất của gốm ôxit nhôm
Những kết quả nghiên cứu thu được sẽ mở ra triển vọng về khả năng chế tạo trong nước vật liệu gốm tiên tiến nền ôxit nhôm sử dụng trong các lĩnh vực đặc biệt như làm vật liệu chống đạn.
The effect of oxyde titania content on alumina ceramic’s properties
Vũ Lê Hoàng1, Trần Quốc Lập2, Trần Thế Phương1, Tạ Văn Khoa1
1) Viện Công nghệ, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng 2) Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
TÓM TẮT
Những nghiên cứu về ảnh hưởng của hàm lượng TiO2 tới một số tính chất của gốm Al2O3 được đề cập trong bài báo này. Các thí nghiệm đã được tiến hành với các mẫu gốm hệ Al2O3-CaO-SiO2-MgO có hàm lượng α-Al2O3 từ 96 đến 98%, TiO2 được đưa vào với hàm lượng từ 1 đến 3% với vai trò phụ gia hạ thấp nhiệt độ thiêu kết. Kết quả cho thấy có thể hạ thấp nhiệt độ thiêu kết xuống 1500, 1550°C đối với gốm Al2O3 có (1 – 2)% TiO2 mà vẫn đảm bảo cơ tính theo yêu cầu sử dụng.
ABSTRACT
The effect of TiO2 content on Al2O3 ceramic properties is reviewed in this paper. The experiments were per- formed for ceramic samples based on Al2O3-CaO-SiO2-MgO system with α-Al2O3 content of 96 to 98% and TiO2 content of 1 to 3% added to lower sintering temperature. The results showed that Al2O3 ceramics with 1 to 2% TiO2 may be sintered at 1500 and 1550°C, but its mechanical properties satisfied application requirements.
1. Đặt vấn đề
Trong một công bố trước đây, chúng tôi đã đề cập đến khả năng hạ thấp nhiệt độ thiêu kết của gốm Al2O3 xuống dưới 1600°C khi dùng phụ gia TiO2 [1]. Gốm Al2O3 và 1% phụ gia TiO2 sau khi thiêu kết ở 1550°C có các thông số về mật độ, độ xốp, độ hấp thụ nước vượt trội so với gốm không có TiO2 thiêu kết ở cùng nhiệt độ. Đó có thể là sự kết hợp của cả việc tạo dung dịch rắn của TiO2 với Al2O3 làm tăng hệ số khuếch tán lẫn việc TiO2 làm biến dạng mạng, tăng độ lớn tinh thể Al2O3 và độ linh động của chúng khi nung [2, 3].
Để mở rộng phạm vi ứng dụng của phụ gia TiO2 đối với gốm tiên tiến cơ sở Al2O3, cần nghiên cứu tìm hiểu những tương tác giữa Al2O3 và TiO2 tại nhiệt độ gần với nhiệt độ thiêu kết và những ảnh hưởng của hàm lượng TiO2 tới một số tính chất cơ- lý của vật liệu. Những kết quả nghiên cứu thu được sẽ mở ra triển vọng về khả năng chế tạo trong nước vật liệu gốm tiên tiến nền ôxit nhôm sử dụng trong các lĩnh vực đặc biệt như làm vật liệu chống đạn.
2. Thực Nghiệm
Nguyên liệu được sử dụng để nghiên cứu là bột ôxit nhôm α-Al2O3 mác B2M-07D của hãng Keifeng Special Refractories với các thông số: dạng thù hình α(corudum), độ sạch: 99,43% Al2O3, kích thước hạt trung bình 0,74 μm, tỷ trọng 3,94 g/cm3. Hỗn hợp bột gồm Al2O3, các phụ gia SiO2, MgO, CaO và TiO2 với các phương án thành phần như trong bảng 1.
Bảng 1. Thành phần phối liệu
Bột được nghiền trộn trong máy li tâm hành tinh trong 4h với tỉ lệ bi/bột là 2/1. Sau đó bột được tẩm chất kết dính PVA, ép thành các mẫu dưới áp suất 1T/cm2, thiêu kết ở các nhiệt độ 1500 và 1550°C trong vòng 1h.
Các mẫu gốm sau khi chế tạo đã được kiểm tra độ cứng Vickers Hv10 theo tiêu chuẩn ASTM C 1327 – 03, độ bền uốn được đo bằng phương pháp 4 điểm theo tiêu chuẩn ASTM C 1161 – 02c, độ dai phá hủy KIC được xác định theo phương pháp vết đâm Vickers. Độ hấp thụ nước, mật độ khối, khối lượng riêng và độ xốp của các mẫu được xác định theo tiêu chuẩn ASTM C 373 – 88 (Reapproved 1999).
3. Kết Quả và Thảo Luận
3.1. Khối lượng riêng, mật độ khối, độ xốp và độ hấp thụ nước
Khả năng kết khối của gốm Al2O3 khi thiêu kết thể hiện qua các thông số lý tính như: khối lượng riêng, mật độ khối, độ xốp và độ hấp thụ nước. Từ các kết quả đo được đưa ra trong bảng 2, có thể thấy ở 1550°C, các mẫu AT1 kết khối tốt nhất với khối lượng riêng và mật độ khối cao nhất.
Bảng 2. Khối lượng riêng, mật độ khối, độ xốp và độ hấp thụ nước của các mẫu gốm Al2O3 với phụ gia TiO2.
Các giá trị này giảm dần khi tăng hàm lượng TiO2. Cùng với sự giảm dần mật độ là sự tăng độ xốp và độ hấp thụ nước, thấp nhất là AT1 đến AT2 tăng nhẹ, từ AT2 đến AT3 các giá trị này gần như không thay đổi. Khi hạ nhiệt độ thiêu kết xuống 1500°C, các giá trị này có sự thay đổi khác biệt theo hàm lượng TiO2. Lúc này các mẫu kết khối tốt nhất là AT2 với khối lượng riêng và mật độ khối cao nhất, độ xốp và độ hấp thụ nước thấp nhất, còn các mẫu kết khối kém nhất lại là AT1.
Mật độ tương đối γ của các mẫu cũng biến thiên theo khối lượng riêng và mật độ khối. ở nhiệt độ thiêu kết 1550°C các mẫu AT1 (1% TiO2) có γ cao nhất, còn ở nhiệt độ 1500°C các mẫu AT2 (2% TiO2) có γ cực đại. Nói chung, các mẫu thiêu kết đều đạt mật độ tương đối trên 0,955 (95,5%) và các mẫu có 1% TiO2 đạt γ cao nhất là 0,9743 khi thiêu kết ở 1550°C. Khi thiêu kết ở 1550°C các mẫu có mật độ tương đối cao hơn khi thiêu kết ở 1500°C. Mối quan hệ giữa các tính chất trên của gốm với hàm lượng phụ gia TiO2 ở các nhiệt độ thiêu kết được thể hiện trên hình 2.
Hình 2. Mối quan hệ giữa khối lượng riêng, mật độ khối, độ xốp, độ hấp thụ nước và mật độ tương đối của gốm với hàm lượng TiO2
Ảnh hưởng của thời gian khuếch tán tới chất lượng lớp thấm cacbon-nitơ khi sử dụng hỗn hợp khí công nghiệp
Chất lượng lớp thấm không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng các nguyên tố thấm mà còn phụ thuộc vào sự phân bố các nguyên tố đó trong lớp thấm.
The effect of diffusion time on quality of carbonitriding depth in case using industrial gas
Lê Thị Chiều
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT
Chất lượng lớp thấm cacbon-nitơ phụ thuộc vào chế độ khuếch tán khi thực hiện thấm. Bài báo này minh hoạ nhận định trên khi thực hiện chế độ thấm khuếch tán và không khuếch tán cho thép 18CrMnTi và 20CrMo. Ngoài ra, quá trình khuếch tán và chất lượng lớp thấm còn chịu ảnh hưởng của hình dáng bề mặt của chi tiết.
ABSTRACT
The diffusion during carbonitriding is one of most important factors affecting quality of treated parts. To prevent the high concentration of carbon on the parts surface, the diffusion time should be controlled. It is demonstrated for C20 and 20XM steels samples. The parts shape also influences quality of carbonitriding depth.
1. Mở đầu
Thấm C-N là quá trình bào hõa bề mặt thép đồng thời hai nguyên tố C và N ở dạng nguyên tử (Cnt và Nnt) làm tăng độ cứng, khả năng chống mài mòn cho bề mặt chi tiết, trong khi lõi vén giữ được độ dai, có khả năng chịu uốn, xoắn, chịu mỏi. Thép sử dụng để thấm thường có hàm lượng cacbon thấp (nhỏ hơn 0,3 %) và một số nguyên tố hợp kim có khả năng tạo cacbit và nitơrit như crôm, mangan, môlipđen,… Quá trình thấm được thực hiện bằng cách đặt chi tiết trong môi trường có hàm lượng cacbon và nitơ nguyên tử cao hơn nhiều so với hàm lượng các nguyên tố đó trong thép. Cacbon và nitơ khuếch tán vào bề mặt thép rồi tiếp tục khuếch tán sâu vào bên trong, kết hợp với sắt và các nguyên tố hợp kim, tạo nên các hợp chất có độ cứng cao. Độ cứng giảm dần từ ngoài vào lõi. Chất lượng lớp thấm không chỉ phụ thuộc vào hàm lượng các nguyên tố thấm mà còn phụ thuộc vào sự phân bố các nguyên tố đó trong lớp thấm.
Chất lượng lớp thấm sẽ cao hơn nếu hàm lượng các nguyên tố C, N giảm từ ngoài vào trong một cách điều hoà, không thay đổi đột ngột. Nếu nồng độ chất thấm giảm đột ngột, cơ tính lớp thấm giảm đột ngột, có thể dẫn đến bóc, vỡ lớp thấm [1].
Xác định giá trị độ cứng theo chiều sâu lớp thấm là xác định gián tiếp sự sự phân bố và cũng là sự khuếch tán của cacbon và nitơ để tạo nên lớp thấm. Để đạt được điều đó cần phải khống chế môi trường thấm và đặc biệt là phải điều chỉnh được quá trình khuếch tán của C và N.
Quá trình khuếch tán tuân theo định luật Fick II:
trong đó: Cx là hàm lượng cacbon tại khoảng cách x trong lớp thấm, Co là hàm lượng cacbon ban đầu trong thép, Cs là hàm lượng cacbon trên bề mặt thép, x là chiều dày lớp thấm, D là hệ số khuếch tán phụ thuộc vào bản chất của nguyên tố thấm, nhiệt độ và vào môi trường khuếch tán. Tại nhiệt độ thấm thép có tổ chức austenit (γ). Biểu thức của định luật Fick II cũng cho thấy sự phụ thuộc của quá trình thấm vào môi trường thấm.
Trong biểu thức của định luật Fick II, thấy rõ là ở nhiệt độ thấm xác định, với một loại thép xác định (Co = constant), chiều dày lớp thấm (x) và thời gian thấm (t) phụ thuộc cào Cs. Trong điều kiện cân bằng, Cs có giá trị bằng hàm lượng các nguyên tố thấm của môi trường tiếp xúc với chi tiết (Cp). Do có sự chênh lệch giữa Cs và Co, cácbon và nitơ khuếch tán dần vào phía trong, sự chênh lệch đó chính là động lực của quá trình khuếch tán. Chất lượng lớp thấm phụ thuộc vào hàm lượng cácbon trên bề mặt và vào sự khuếch tán của chúng trên lớp thấm. Cơ tính của lớp thấm tốt nhất khi tổng hàm lượng cacbon và nitơ trên bề mặt đạt 1 đến 1,3 % [1]. Nếu tổng hàm lượng các nguyên tố thấm quá nhỏ, lớp thấm không đủ độ cứng, còn nếu quá lớn sẽ tạo muội hoặc khuyết tật [2]. Nếu môi trường tạo ra lượng các nguyên tử của nguyên tố thấm nhỏ, độ cứng bề mặt sẽ thấp vì hàm lưọng các pha cứng thấp. Ngược lại nếu nồng độ cacbon và nitơ tạo ra quá lớn, các nguyên tử được hấp phụ trên bề mặt thép lớn, bề mặt thép có hàm lượng cac nguyên tố thấm quá cao, tạo nên nhiều cacbit và nitơrit dẫn đến austenit trở nên nghèo nguyên tố hợp kim, tốc độ tôi tới hạn giảm, hoặc tạo ra austenit dư lớn. Cả hai trường hợp đều làm giảm chất lượng bề mặt [3].
Động học quá trình thiêu kết bột compozit nền thép gió cốt hạt nano cácbit titan
Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu động học quá trình thiêu kết vật liệu compozit cốt nano TiC nền thép gió bằng phương pháp dãn nở nhiệt.
Kinetic characteristics of sintering process of high speed steel matrix composite reinforced by titanium carbide nanoparticles
Bùi Văn Mưu, Trần Quốc Lập, Phạm Ngọc Diệu Quỳnh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Tóm tắt
Việc đưa thêm bột nano TiC vào làm giảm tính thiêu kết của bột thép gió cụ thể là sự tăng nhiệt độ bắt đầu co ngót, tăng năng lượng hoạt hóa, giảm độ co ngót và tốc độ co ngót. Nano TiC mở rộng cửa số thiêu kết của thép gió nhưng không ảnh hưởng đáng kể nhiệt độ chảy lỏng biên hạt, Sự phân bố đồng đều của cột hạt TiC trong nền thép tạo thành lưới cacbit bao quanh biên hạt làm giảm độ xốp và tăng cường cơ tính của sản phẩm.
Abstract
The article presents some research results of the sintering process of high speed steel composite reinforced by TiC nano particles using thermal diltometry. The addition of nano TiC lowers sinterability of high speed steel pow- der, showing increase of sintering onset temperature, rising activation energy of sintering, reducing shrinkage and shrinkage rate. Nano TiC extends sintering window of high speed steel, but does not affect solidus temperature of coposite when liquid phase appeared at boundary of particles. It resulted in better bonding of TiC particles into steel matrix, reduced material porousity and enhanced mechanical properties of the products.
1. MỞ ĐẦU
Thiêu kết là quá trình quan trọng có vai trò quyết định đến hình dạng, kích thước và tính chất của sản phẩm chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột. Trong quá trình thiêu kết mẫu bị co ngót và hóa bền do các cơ chế chuyển chất trong vật liệu như khuếch tán bề mặt, khuếch tán thể tích, chảy lỏng và chảy nhớt… Nghiên cứu các thông số động học giúp hiểu được cơ chế quá trình thiêu kết, cho phép đánh giá và định hướng phương thức thiêu kết để đẩy mạnh quá trình co ngót, hạ thấp nhiệt độ thiêu kết hay tăng cường kiểm soát cấu trúc trong quá trình thiêu kết. Đã có nhiều nghiên cứu đề xuất ra cơ chế phù hợp với quá trình thiêu kết dựa trên thực nghiệm hay các mô hình thiêu kết [1-5], tuy nhiên vẫn có nhiều điều còn chưa rõ ràng đối với hệ vật liệu siêu mịn và vật liệu nano, đặc biệt với hệ thép gió – TiC.
Phương trình động học quá trình co ngót của Kingery được viết dưới dạng sau [6,7]: với y=ΔL/L0 – độ co ngót của vật, t- thời gian, r- tốc độ co ngót, Q-năng lượng hoạt hóa quá trình thiêu kết, R-hằng số khí, A0 -hằng số, T-nhiệt độ thiêu kết. Q được xác định theo độ nghiêng đường thẳng biểu diễn mối quan hệ “lnr – (1/T).
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên vật liệu
Bột TiC hình cầu, đường kính trung bình dTB=59 nm có hình dạng và thành phần các nguyên tố gồm Ti-76,81%, C-18,74%, Si-1,4%, Fe-1,43% (hình 1 và 2).
Hình 1. ảnh SEM nano TiC
Hình 2. Phổ EDX bột nano Ti
Hình 3. ảnh SEM bột thép gió
Hình 4. Đường cong DTA bột thép gió
Bột thép gió nhận được bằng phương pháp nghiền cơ học, kích thước trung bình của hạt bột dTB = 1,07μm, phân bổ kích thước hạt với 2 đỉnh D75=0,360μm, D90=2,68 μm, nhiệt độ nóng chảy T=1370°C (hình 3, 4), có thành phần hoá học nêu ở bảng 1.
C | 1,25 | Fe | 76,49 |
O | 6,49 | Cr | 3,93 |
Co | 0,28 | Mo | 3,8 |
V | 1,66 | W | 5,98 |
2.2. Chế tạo mẫu compozit
Hỗn hợp bột thép gió được trộn với (3-9)% TiC trong máy nghiền hành tinh, thời gian nghiền 2 giờ, tốc độ trộn 200 vòng/phút, tỷ lệ bi/bột là 10/1. Hỗn hợp sau nghiền được ép trong khuôn hình khối có kích thước (25x5x5) mm, lực ép 500 MPa được thiêu kết trong môi trường argon của dãn nở kế. Tốc độ nâng nhiệt 150o/phút. Nhiệt độ tối đa 1300°C.
2.3. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
Thiết bị đo độ co ngót trong quá trình thiêu kết được sử dụng để nghiên cứu là dãn nở kế NETZSCH DIL 402 PC. Nghiên cứu cấu trúc bằng nhiễu xạ kế Rơnghen SIEMENS D5000 và kính hiển vi điện tử quét FE-SEM HITACHI –S 4800 với độ phân giải cao.
Xử lý austenit dư trong lớp thấm C-N bằng phương pháp gia công lạnh sâu
Việc xác định lượng austenit dư hiện nay rất khó khăn bằng phương pháp hiển vi quang học hoặc phương pháp rơngen. Tuy nhiên khi làm lạnh sâu các mẫu sau tôi có thể nhận biết mức độ chuyển biến austenit-mactenxit qua sự thay đổi độ cứng tế vi của mẫu
Deep cooling treatment to reduce the retained austenite in carbonitriding depth
Lê Thị Chiều
Trường ĐHBK HN
TÓM TẮT
Sự thay đổi tổ chức và độ cứng tế vi khi gia công lạnh với nhiệt độ và thời gian khác nhau cho phép nhận biết và có thể khống chế mức độ chuyển biến austenit dư-mactenxit trong lớp thấm của các mẫu đã thấm cacbon-nitơ và tôi. Nhờ vậy có thể thay đổi tính chất lớp thấm bằng gia công lạnh.
ABSTRACT
Nitrogen lowers the transformation temperature of austenite, delays the transformation of austenite to marten- site at ambient temperature. The low hardness resulting from retained austenite is undesirable in many applica- tions. The amount of retained austenite can be significantly decreased by cooling the quenched parts to (-100 + – 20)°C and it results in increasing hardness of samples.
1. Mở đầu
1.1. Sự có mặt và vai trò của austenit dư
Sự có mặt của nitơ trong lớp thấm cacbon-nitơ có tác dụng hạ thấp điểm Md (điểm chuyển biến từ austenit sang mactenxit). Vì vậy khi làm nguội đến nhiệt độ thường sau tôi, trong lớp thấm cacbon- nitơ luôn tồn tại austenit dư, nhất là vùng sát bề mặt [1]. Lượng austenit dư quá lớn, (lớn hơn 50%) sẽ làm giảm mạnh độ cứng, tính chống mài mòn [2], giảm độ bền tiếp xúc và độ bền mỏi của chi tiết. Hơn nữa, trong quá trình chi tiết làm việc, austenit dư có thể chuyển biến thành mactexit làm tăng thể tích, sinh biến dạng và tạo ứng suất dư, có thể dẫn đến giòn, nứt. Mặt khác, với một lượng austenit dư hợp lý, trong khoảng (25-40)% lớp thấm sẽ có độ bền uốn cao, có độ dai va đập tốt và giảm thiểu các điểm tập trung ứng suất, độ bền uốn và độ dai va đập đều tăng [3]. Nếu austenit dư chỉ còn (10-20)%, độ dai của lớp thấm giảm, khả năng chống mài mòn cũng giảm. Có thể nói austenit dư vừa là tốt vừa là xấu đối với lớp thấm cacbon-nitơ.
Khi làm lạnh sâu chi tiết có chứa austenit dư, tuỳ theo nhiệt độ và thời gian xử lý, austenit có thể chuyển biến thành mactenxit gần hết hoặc từng phần [4].
Việc xác định lượng austenit dư hiện nay rất khó khăn bằng phương pháp hiển vi quang học hoặc phương pháp rơngen. Tuy nhiên khi làm lạnh sâu các mẫu sau tôi có thể nhận biết mức độ chuyển biến austenit-mactenxit qua sự thay đổi độ cứng tế vi của mẫu, từ đó điều chỉnh được các thông số thấm có ảnh hưởng đến sự tồn tại của austenit dư để đạt được cơ tính theo yêu cầu. Đó chính là nội dung nghiên cứu được trình bầy trong bài báo này.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng austenit dư
1.2.1. ảnh hưởng của tổng hàm lượng cacbon và nitơ
Lượng austenit dư trong lớp thấm phụ thuộc mạnh vào tổng lưọng hai nguyên tố thấm. Khi tổng lượng C+N tăng, lượng austenit dư tăng dần, đạt cực đại và sau đó giảm. Ví dụ với thép 20XΓT (theo tiêu chuẩn Nga), austenit dư cực đại là (40÷50%) khi tổng lượng (C+N) = 0,95% [2]. Trong thép 25X(M austenit đạt giá trị cực đại (45-60%) khi tổng lượng (C+N) = (0,951-1,2) % (hình 1). Tiếp tục tăng tổng hàm lượng (C+N), lượng austenit dư giảm vì lúc đó nitơ có điều kiện tập trung thành phân tử (N2) tạo nên các bọt khí dạng lỗ đen làm giảm độ bền lớp thấm [2,4].
Hình 1. Sự phụ thuộc của austenit dư vào tổng lượng C+N
1.2.2. Ảnh hưỏng của loại thép
Lượng austenit dư còn phụ thuộc vào loại thép.
Với các thép chỉ chứa các nguyên tố tạo cacbit mạnh như Mn, Cr, Ti, thép 20XΓT, 20X (tiêu chuẩn Nga), khi thấm, do hàm lượng cacbon và nitơ trên bề mặt cao hơn trong lõi, các nguyên tố hợp kim chủ yếu nằm trong hợp chất với các cacbon và nitơ. Trong lớp thấm chứa một lượng lớn cacbit và nitơrit. austenit trở nên nghèo nguyên tố hợp kim nên sau khi tôi, lượng austen- it dư không lớn. Gia công lạnh không có tác dụng tăng độ cứng vì không có chuyển biến austenit- mactenxit. Với các thép có thêm môlipđen hoặc môlipđen và niken: niken không tạo cacbit, làm ổn định austenit, làm tăng mạnh austenit dư.
Một số vấn đề từ tính của các điện tử linh động trong một số hợp chất liên kim đất hiếm-kim loại chuyển tiếp
Báo cáo trình bày một số kết quả nghiên cứu về các tính chất sắt từ của các điện tử linh động trong một số hợp chất liên kim đất hiếm 4f với các kim loại chuyển tiếp 3d.
On magnetic properties of itinerant electrons in some rare earth – transition metal intermetallics
Nguyễn Minh Hồng
Viện Cơ khí năng lượng và mỏ, Bộ Công-Thương
565, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; Email: hongmnguyen@yahoo.com
Tóm tắt
Từ các nghiên cứu dị hướng từ của phân mạng Fe-Co trong các hợp chất liên kim 4f-3d đã kết luận về bản chất địa phương của từ tính các điện tử 3d linh động. Các nghiên cứu tính chất từ, điện trở và giãn nở nhiệt của các hợp chất liên kim ba nguyên Cen+1Co3n+5B2n đã chứng tỏ sự tồn tại của từ tính các điện tử linh động 4f gây nên một số hiện tượng vật lý dị thường trong các hợp chất này.
Abstract
A number of new research achievements on ferromagnetism of itinerant electron systems in some rare earth- transition metal (RE-TM) intermetallics are presented. From the studies of magnetic anisotropies of the Fe-Co sub- lattices in various pseudobinary and ternary with boron RE-TM intermatallics, conclusions on local characteristics of 3d itinerant electronic properties have been derived. In ternary intermetallics under a general formula Cen+1Co3n+5B2n with n = 1, 2, 3 and #, a number of pecu- liarities have been observed from the magnetic, transport and thermal expansion properties measured at ambient and high pressures. These observations could be understood by a presumption of existence of itinerant character- istics of 4f electrons due to short Ce-Ce atomic distances in these particular compounds.
1. MỞ ĐẦU
Khoảng thời gian hơn 1/3 thế kỷ vừa qua là giai đoạn phát triển vượt bậc của lĩnh vực Từ học và Vật liệu từ. Riêng trong lĩnh vực vật liệu từ cứng, khởi đầu là việc phát hiện dị hướng từ cao trong hợp chất liên kim YCo5 và việc chế tạo ra nam châm vĩnh cửu SmCo5 vào năm 70 của thế kỷ trước, rồi tiếp đó Nd2Fe14B được phát hiện vào năm 1984, đã đưa năng lượng từ tăng từ khoảng 80 kJ/m3 (các hợp kim AlNiCo đặc biệt) lên đến trên 400 kJ/m3 (các nam châm Nd-Fe-B), với tốc độ trung bình cứ 15 năm tích năng lượng tăng gấp đôi. Vào những năm đầu thế kỷ 21, hy vọng đạt tới tích năng lượng lý thuyết ≈ 800 kJ/m3 (100 MGOe) được đặt vào các cấu trúc vật liệu nhân tạo nanôcompozit Nd2Fe14B/á-Fe, song các nỗ lực tốt nhất đạt được vẫn mới chỉ dừng lại ở mức trên dưới 400 kJ/m3 [1], không cao hơn nam châm Nd-Fe-B đa pha với công thức danh định Nd15Fe77B8.
Vật liệu từ cứng được đặc trưng bởi cảm ứng từ dư lớn, lực kháng từ cao (tức là sẽ có tích năng lượng (BH)max cao) và nhiệt độ Curie đủ cao để không bị mất tính chất nam châm tại nhiệt độ sử dụng. ứng với các đòi hỏi đó là các tính chất nội tại quan trọng nhất xác định khả năng ứng dụng của vật liệu: từ độ cao, dị hướng từ lớn và nhiệt độ Curie cao.
Vì thế phát triển cùng với các phát hiện vật liệu kỹ thuật là sự bùng nổ các nghiên cứu định hướng cơ bản nhằm tìm kiếm các quy luật cải thiện các tính chất ứng dụng và nhằm giải thích bản chất tác tương tác từ trong các hợp chất liên kim loại đất hiếm-kim loại chuyển tiếp (RE-TM), xem tổng quan quan trong [2].
Trong một gần đúng mô hình trường phân tử, từ tính của các hợp chất đất hiếm-kim loại chuyển tiếp được xét bao gồm hai phân mạng: phân mạng đất hiếm được xác định bởi các điện tử định xứ 4f và phân mạng kim loại chuyển tiếp bởi các điện tử 3d linh động. Ngoài ra, tương tác trao đổi giữa hai phân mạng đóng vai trò không kém phần quan trọng vào từ tính của hợp chất liên kim loại RE-TM.
Về mặt lý thuyết, mô hình điện tử định xứ áp dụng cho các điện tử 4f coi các điện tử từ hoàn toàn định xứ quanh hạt nhân và trạng thái của chúng gần với trạng thái điện tử trong nguyên tử hoặc iôn tự do. Kim loại đất hiếm có liên kết spin- quỹ đạo rất lớn (≈ 104 K), vì thế số lượng tử toàn phần J là số lượng tử tốt và mômen từ nguyên tử sẽ là m = -gJ.ìB.J, trong đó thừa số Landé gJ = 1 + [J(J+1) + S(S+1) – L(L+1)]/[2J(J+1)].
Tương tác trao đổi giữa các spin 4f – 4f là gián tiếp thông qua điện tử dẫn, nó có giá trị dương và có cường độ yếu (tương tác RKKY), nên các hợp chất trong đó chỉ có các iôn đất hiếm từ tính đều có nhiệt độ Curie thấp. Tuy nhiên, do tác dụng của trường tinh thể ≈ 102 K, dị hướng từ của phân mạng đất hiếm rất lớn.
Mô hình điện tử linh động, hoặc mẫu vùng năng lượng, áp dụng cho các điện tử 3d coi các điện tử từ là các điện tử dẫn hoàn toàn tự do. Trật tự sắt từ sẽ xảy ra khi mật độ trạng thái điện tử tại mức Fermi NF và cường độ tương tác trao đổi I giữa các spin 3d đủ lớn: N(EF).I > 1 (chỉ tiêu Stoner), dẫn đến sự tách vùng năng lượng 3d thành các bán vùng với các spin ↑ và spin ↓. Mômen từ “nguyên tử” tỷ lệ với độ chênh lệch số spin trong hai bán vùng trên: m = μB.(N↑ – N↓), vì thế không phải là số nguyên. Tương tác trao đổi 3d-3d là trực tiếp nên cường đội lớn, dẫn đến nhiệt độ Curie các hợp chất Fe, Co nói chung cao. Tuy nhiên, so với từ tính phân mạng đất hiếm, dị hướng từ của phân mạng 3d tương đối khiêm tốn. Điều này là do vai trò lấn át của trường tinh thể (~ 104 K) làm dập tắt các quỹ đạo 3d (năng lượng tương tác spin – quỹ đạo <102 K).
Tương tác trao đổi giữa hai phân mạng RE và TM là âm thông qua sự lai hóa (hybridation) các trạng thái điện tử 5d (RE) và 3d (TM) và do liên kết nội nguyên tử 5d-4f (RE) là dương, nên các spin 3d và 4f sắp xếp đối song song (tương tác phản sắt từ). Do vậy các mômen từ phân mạng RE và TM sắp xếp song song trong các hợp chất đất hiếm nhẹ (đứng trước Gd trong dãy các nguyên tố đất hiếm) và đối song song trong hợp chất với các đất hiếm nặng (từ Gd trong dãy các nguyên tố đất hiếm). Tương tác giữa hai phân mạng 4f-3d có vai trò đặc biệt: nó góp phần duy trì sự tồn tại mômen từ cao và dị hướng từ lớn của phân mạng đất hiếm tại nhiệt độ đủ cao cho các ứng dụng vật liệu. Vì thế các nam châm vĩnh cửu hiện đại hoặc là họ SmCo5 hoặc Nd-Fe-B như đã nêu là do các hợp chất này kết hợp được tối ưu các yếu tố nhiệt độ Curie cao, từ độ lớn và dị hướng từ lớn do đóng góp của cả hai phân mạng từ.
Báo cáo này trình bày những hiểu biết mới về từ tính các điện tử linh động 3d thể hiện qua tính chất dị hướng từ trong phân mạng Fe-Co của các hợp chất trên và từ tính đặc biệt của các điện tử 4f trong các hợp chất liên kim Cen+1(Fe,Co)3n+5B2n đó.
2. TỪ TÍNH CỦA PHÂN MẠNG Fe-Co TRONG CÁC HỢP CHẤT RE-(Fe,Co)
Một đặc điểm là các hệ hợp chất RE-TM với các thành phần hợp thức khác nhau có cấu trúc tinh thể khác nhau. Và trong mỗi loại cấu trúc có tồn tại các vị trí tinh thể với cấu hình các nguyên tử xung quanh khác nhau cho các nguyên tử 3d và 4f.
Các kết quả thực nghiệm cho thấy khi thay thế Fe cho Co (hoặc ngược lại) trong các hợp chất RE- (Fe,Co) từ độ tăng lên qua một cực đại rồi giảm. Đường cong như vậy tương tự như trường hợp các hợp kim 3d và được gọi là đường cong Slatter- Pauling và giải thích được bằng mô hình vùng cứng (rigid band) [3]. Xét đến vai trò của các điện tử s-p, Malozemof, Williams và cộng sự vào năm 1983 đã đưa ra khái niệm hóa trị từ Zm = 2N↑d – Z, trong đó hóa trị Z = N↑ + N↓ với N↑ = N↑d + N↑sp và N↓ = N↓d + N↓sp và đã giải thích tốt sự phụ thuộc nồng độ của từ độ trong các hợp chất liên kim [4]. Điều này chứng tỏ bản chất vùng của từ tính phân mạng 3d.
Tuy nhiên, các nghiên cứu dị hướng từ trên hệ hợp chất Y2(Fe, Co)17, trong đó iôn Y không có mômen từ, cho thấy khi thay Fe cho Co, dị hướng từ biến đổi phi tuyến, không giải thích được nếu chỉ xét 1 phân mạng 3d như trên.
Có một thực tế là các nghiên cứu nhiễu xạ nơtron phát hiện thấy sự thay thế Fe cho Co không xẩy ra một cách thống kê mà có sự thế chỗ ưu tiên, điều này giải thích được xu hướng thay đổi dị hướng nếu coi các iôn Co và Fe ở cùng một vị trí tinh thể có các đóng góp ngược dấu vào dị hướng từ (phù hợp với hệ số Stevens- liên quan đến phân bố không gian của các quỹ đạo 3d- trong mô hình điện tử 3d định xứ, vì thế gọi là dị hướng đơn iôn). Trên cơ sở các ý tưởng sơ khai này của Streever vào năm 1979 [5], GS Nguyễn Phú Thùy [6] đã giải thích được định lượng bằng mô hình “dị hướng riêng chỗ” và rút ra được các thông số dị hướng riêng chỗ của các iôn Fe và Co trong Y2(Fe, Co)17 với các giả thiết: a) Dị hướng từ tổng cộng là tổng các đóng góp vào dị hướng từ của các iôn riêng biệt; b) Mỗi iôn Co hoặc Fe ở tại một vị trí tinh thể có những đóng góp khác nhau và 3) cùng một loại iôn nhưng ở các vị trí tinh thể khác nhau có các đóng góp khác nhau. Do đó sự phụ thuộc phi tuyến vào nồng độ thay thế của dị hướng là do sự thế chỗ ưu tiên vào các vị trí tinh thể khác nhau.
Cùng với GS Thuỳ và một số các cộng sự, chúng tôi đã nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo trên hầu hết các hợp chất có thể của họ hợp chất Ym(Fe,Co)n và REm(Fe,Co)nBk với m:n = 1:3, 1:5, 2:17; m:n:k = 1:4:1, 2:14:1, RE = Y hoặc Lu và đã chứng minh tính hợp lý của mô hình “dị hướng riêng chỗ” [7]. Thí dụ trên hình 1 là kết quả thu được trên các hợp chất Y2(Fe,Co)14B.
Hình 1. Năng lượng dị hướng từ Ea đo tại các nhiệt độ khác nhau trong các hợp chất liên kim Y2(Co1-xFex)14B, các đường liền nét là kết quả tính theo mô hình dị hướng riêng chỗ.
Nhưng các kết quả này cũng nói lên rằng từ tính của các điện tử 3d trong hợp chất RE-TM cũng mang những yếu tố định xứ quy định bởi môi trường tinh thể xung quanh mỗi vị trí 3d trong tinh thể. Điều này chứng tỏ vai trò đáng kể của trường tinh thể lên các trạng thái điện tử 3d. Nói khác đi đóng góp của các quỹ đạo 3d vào mômen từ không bị dập tắt hoàn toàn. Các nghiên cứu tính toán cấu trúc vùng năng lượng về sau đã chứng minh rằng mặt Fermi của các trạng thái điện tử 3d tại các vị trí tinh thể khác nhau hoàn toàn khác nhau, và trong một mức độ nhất định, các vị trí có phần đóng góp lớn của mômen quỹ đạo tính toán được tương ứng với các vị trí có dị hướng 3d lớn đã được phân tích [8].
Xử lý bề mặt pha cốt để chế tạo compozit nền kim loại
Bài báo này trình bày một số kết quả xử lý bề mặt hạt cốt SiC và graphit bằng Cu, dùng trong compozit chịu mài mòn (vật liệu làm dụng cụ cắt) và vật liệu có độ dẫn điện cao, hệ số ma sát thấp (chổi than điện).
On the surface treatment of reinforcement phase for metal matrix composite processing
Phạm Thảo
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
TÓM TẮT
Bài báo trình bày một số kết quả mạ Cu bề mặt pha cốt (hạt SiC và graphit) bằng phương pháp phủ điện hóa và hóa học nhằm cải thiện mối liên kết nền-cốt trong việc chế tạo compozit nền kim loại.
ABSTRACT
This paper reports results of surface treatment of SiC and graphite particles by electrogalvanizing and chemistry treatment to improve interface between matrix and reinforcement phases for metal matrix composite processing.
1. Đặt vấn đề
Vật liệu compozit nền kim loại có các tính chất tổng hợp được ứng dụng trong các điều kiện làm việc đặc biệt (bền nóng, độ dẫn điện, độ chịu mài mòn, tính cắt gọt cao, hệ số ma sát thấp,…). Các tính chất đó không chỉ phụ thuộc vào bản chất của pha nền, pha cốt mà còn vào liên kết giữa chúng. Do sự khác biệt lớn về đặc tính vật lý và hóa học, để đạt được một liên kết nền-cốt tốt, ngoài các biện pháp công nghệ chế tạo, còn phải xử lý bề mặt hạt cốt bằng cách phủ lên chúng một lớp thích hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả xử lý bề mặt hạt cốt SiC và graphit bằng Cu, dùng trong compozit chịu mài mòn (vật liệu làm dụng cụ cắt) và vật liệu có độ dẫn điện cao, hệ số ma sát thấp (chổi than điện).
2. Thực nghiệm
2.1. Xử lý bề mặt hạt bột SiC
a. Vật liệu ban đầu
Vật liệu bột siêu cứng dùng làm cốt hạt trong chế tạo compozit nền kim loại có rất nhiều chủng loại khác nhau. Trong bài báo này chỉ đề cập đến hạt siêu cứng cacbít silic (SiC). Đây là vật liệu tương đối dễ kiếm, giá thành hợp lý và đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.
Bột cacbít silic (SiC) được nhập từ Nga, có độ sạch trên 98% với kích thước hạt khác nhau được trình bày ở bảng 1.
Bột SiC | M1 | M2 | M3 | M4 | M5 |
d (μm) | 88-100 | 125-135 | 300-315 | 630-750 | 950-1000 |
Bảng 1. Kích thước hạt SiC của các mẫu bột thí nghiệm
Kim loại mạ được dùng là đồng, trên cơ sở dùng dung dịch điện phân gồm: H2SO4 200g/l; CuSO4 300g/l.
b. Quy trình và thiết bị mạ điện hóa bột cacbít silic
Quá trình mạ một lớp kim loại mỏng lên các hạt bột SiC bằng phương pháp điện hóa được thực hiện theo sơ đồ nêu trên hình 1.
Hình 1. Sơ đồ mạ Cu lên bề mặt hạt bột SiC
Sơ đồ gồm: thanh dẫn (3) đóng vai trò catôt với lớp cách điện (2) được nhúng trong bể mạ (5) cùng anôt (7). Bột cacbít silic (4) trong không gian gần catôt được giữ bằng màng ngăn đặc biệt (1), màng ngăn này chỉ cho phép chất điện phân (6) đi vào trong không gian lớp bột xốp SiC và không cho bột cacbít silic lan ra bể điện phân. Anôt và catôt được nối với nguồn điện một chiều có gắn đồng hồ đo cường độ dòng điện (I). Các thông số kỹ thuật được khảo sát gồm: mật độ dòng catôt (IC), kích thước hạt bột SiC (d), chiều dày lớp bột (δ) và chiều dầy lớp mạ.
2.2. Xử lý bề mặt hạt graphit
a. Vật liệu ban đầu
Graphit sử dụng thuộc loại graphit tuyển nổi Yên Bái đã qua tinh luyện trong xút nóng chảy có độ sạch 98 %.
Đồng sunfat – CuSO4.5H2O loại PA được hòa tan trong nước cất theo nồng độ chọn trước.
Kẽm dạng lá được dùng để tránh khả năng dư kim loại này trong quá trình xi măng hóa, làm giảm độ sạch của hỗn hợp bột.
b. Quy trình và chế độ phủ
Quy trình phủ được thực hiện như trên hình 2.
Hình 2. Sơ đồ công nghệ phủ Cu lên graphit trong dung dịch đồng sunfat
Chế độ phủ được lựa chọn như sau:
Tỷ lệ graphit/dung dịch đồng sunfat bằng 1/10. Lượng graphit dùng cho thực nghiệm là 4,5 g; lượng dung dịch tương ứng là 45 ml. Nồng độ ion Cu2+ trong 1 lít dung dịch được chuẩn bị theo tỷ lệ hàm lượng đồng yêu cầu trong hỗn hợp bột đồng – graphit. Nồng độ Cu2+ [g/l] sau đây được chọn để khảo sát trong quá trình phủ: 10, 15, 20, 25. Lượng CuSO4.5H2O [g] dùng để chuẩn bị 45 ml dung dịch phủ tương ứng với các nồng độ trên là: 1,77; 2,67; 3,54; 4,33. Các chế độ khác: thời gian 15 phút, nhiệt độ 50oC, tốc độ khuấy 80 v/ph.
Phương pháp nghiên cứu mới trong công nghệ dập tấm
Việc ứng dụng mô phỏng số trong thiết kế, tính toán, tối ưu công nghệ dập tạo hình hoàn toàn phù hợp với trình độ sản xuất hiện nay tại Việt Nam, đặc biệt đối với khuôn dập các chi tiết lớn, hình dạng phức tạp như vỏ ôtô.
Continue reading Phương pháp nghiên cứu mới trong công nghệ dập tấm
Tối ưu hoá công nghệ hoá già phân cấp hợp kim nhôm hệ Al-Zn-Mg chứa lượng nhỏ kim loại chuyển tiếp
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tối ưu hóa đồng thời độ bền và chống ăn mòn dưới ứng suất khi hóa già phân cấp hợp kim nhôm hệ Al-Zn- Mg chứa lượng nhỏ kim loại chuyển tiếp Cr, Mn, Ti.
Optimization of two-step ageing treatment for Al-Zn-Mg alloys contained small amount of transition metal
Nguyễn Khắc Xương
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Đức Văn
Đại học Giao thông vận tải
Đỗ Thị Duyên, Nguyễn Thành Đạt
Viện Khoa học vật liệu
TÓM TẮT
Hợp kim nhôm hệ 7xxx (Al-Zn-Mg) là hệ hợp kim có độ bền cao, có tính công nghệ tốt, được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp ô tô, giao thông vận tải, hàng không, tàu biển… Tuy nhiên, nhược điểm của hệ hợp kim này là có xu hướng nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất. Công trình này nghiên cứu tối ưu hoá chế độ hoá già phân cấp nhằm đạt đồng thời giá trị cao của cơ tính và tính chống ăn mòn dưới ứng suất.
ABSTRACT
7xxx (Al-Zn-Mg) series aluminium alloys, that have high strength, good plasticity and weldability, are exten- sively by used for parts in automobile, aircraft industries and shipbuilding. However, their disadvantage is sensitiv- ity to corrosion under tensile stress. This article presents results on optimization of two-step ageing treatment for maximization of tensile strength and resistance to sensibility to corrosion under stress.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Vật liệu nghiên cứu thuộc hệ hợp kim Al-Zn-Mg chứa lượng nhỏ Mn, Cr, Ti, có triển vọng ứng dụng rộng rãi trong hàng không, tầu biển, ô tô. Hợp kim Al-Zn-Mg là hợp kim hoá bền bằng nhiệt luyện, hiệu ứng hoá bền đạt được của hợp kim nhóm này là do sự tiết pha phân tán η(MgZn2) và T(Mg3Zn3Al2) [1-3] xảy ra trong suốt thời kỳ hoá già. Các hợp kim Al-Zn-Mg có độ bền cao, tính hàn và tính gia công biến dạng tốt, đồng thời chúng có khả năng chống ăn mòn đều trong môi trường nước biển và khí quyển khá tốt. Với những ưu điểm này, hợp kim Al-Zn-Mg được ứng dụng để chế tạo các chi tiết máy, kết cấu trong phương tiện giao thông, tầu biển và trong máy bay.
Tuy vậy, nhược điểm đáng quan tâm của hợp kim hệ này là tính nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất. Để hạn chế, ngăn cản ảnh hưởng xấu của hiện tượng này, người ta đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hữu hiệu theo các hướng chính sau đây:
– Điều chỉnh tỷ lệ hợp lý hàm lượng các nguyên tố chính: Zn, Mg, [4, 6].
– Hợp kim hoá vi lượng các nguyên tố kim loại chuyển tiếp: Cr, Mn, Zr, Ti, …[4,7]
– Nhiệt luyện, cơ nhiệt luyện với các quy trình hợp lý, đảm bảo đạt được cơ tính theo yêu cầu và tránh được nguy cơ nhạy cảm với ăn mòn dưới ứng suất [ 4, 5,8,9].
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu tối ưu hóa đồng thời độ bền và chống ăn mòn dưới ứng suất khi hóa già phân cấp hợp kim nhôm hệ Al-Zn- Mg chứa lượng nhỏ kim loại chuyển tiếp Cr, Mn, Ti.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Lược đồ quá trình nghiên cứu
Lược đồ nghiên cứu được trình bày trên hình 1. Mẫu nghiên cứu có thành phần hóa học (bảng 1) tương tự hợp kim 7020, được cắt ra từ tấm cán dầy 2 mm. Sau quy trình gia công (hình 2) một loạt mẫu theo TCVN 197-66 được thử kéo xác định giới hạn bền trên máy ZDM 5/91; loạt còn lại được chất tải 0,8 σb bằng phương pháp uốn trên gá chất dẻo và ngâm 480 h trong dung dịch nước, 57 g NaCl/l hoạt hóa bằng 10 ml/l H2O2 nồng độ 30%.
Hình 1. Lược đồ quá trình nghiên cứu
Ký hiệu | Thành phần hoá học, (% khối lượng) | |||||
7020 (Al-Zn-Mg) |
Al | Zn | Mg | Cr | Mn | Ti |
93,1826 | 4,2907 | 1,2504 | 0,1306 | 0,2121 | 0,1100 |
Bảng 1. Thành phần hợp kim nghiên cứu
Chế độ hóa già phân cấp được thực hiện theo quy hoạch thực nghiệm trực giao bậc 2. Tối ưu hóa đa chỉ tiêu thực hiện theo phương pháp hàm nguyện vọng Harrington. Xử lý số liệu quy hoạch thực nghiệm với sự trợ giúp của phần mềm Design-Expert.
Hình 2. Quy trình nhiệt luyện mẫu nghiên cứu
1 – Tôi; 2 – Biến dạng nguội 10 % sau tôi 48 giờ;
3 – Hoá già bậc 1; 4 – Hoá già bậc 2
Sự chuyển hoá động năng của lõi đạn có tính cắt đoạn nhiệt khi xuyên mục tiêu
Đảm bảo hiệu quả phá hủy mục tiêu của lõi đạn xuyên là yêu cầu trước hết chi phối toàn bộ quá trình thiết kế, chế tạo vật liệu cũng như lõi đạn.
Kinetic energy transformation of projectiles having adiabatic shear charac- teristics when penetrating the target
Trần Bá Hùng
Nhà máy Z113, Bộ quốc phòng
Trần Sĩ Kháng
Viện công nghệ, Bộ quốc phòng
Trương Ngọc Thận
Trường ĐHBK Hà Nội
Tóm tắt
Bài báo mô tả hành vi của lõi đạn biểu hiện trong quá trình xuyên mục tiêu. Tùy thuộc vào chiều dày mục tiêu cũng như sự tương quan về tính chất cơ-lý của lõi đạn và mục tiêu mà lõi đạn có hành vi tương ứng. Trên cơ sở hành vi của lõi đạn xuyên có tính cắt đoạn nhiệt (CĐN) đã thiết lập phương trình tổng quát biễu thị sự chuyển hoá động năng của lõi đạn khi xuyên trong mục tiêu. Bằng phương trình này và kèm theo các điều kiện biên có thể giải được một số bài toán liên quan đến quãng đường và tốc độ xuyên của lõi đạn.
Abstract
In this paper the behavior of projectiles penetrating the target is described. The behavior depends on the thick- ness of target and the correlation of physical – mechanical properties of projectiles and the target. Based on the behavior of projectiles having adiabtic shear characteristics when penetrating the target, this paper proposes an equation for illustrating the kinetic energy transformation of projectiles is proposed. Using this equation with limit conditions, the penetration depth and velocity can be calculated.
1. Đặt vấn đề
Đảm bảo hiệu quả phá hủy mục tiêu của lõi đạn xuyên là yêu cầu trước hết chi phối toàn bộ quá trình thiết kế, chế tạo vật liệu cũng như lõi đạn. Đây là bài toán phức tạp gồm nhiều biến số liên quan tới chiều dày mục tiêu và tương quan về cơ- lý tính giữa lõi đạn và mục tiêu. Đặt vấn đề xây dựng bài toán về sự chuyển hóa động năng của lõi đạn xuyên có tính cắt đoạn nhiệt trên cơ sở dự đoán hành vi của nó khi tiếp cận và đi trong mục tiêu là sự góp phần làm sáng tỏ dần cơ chế phá hủy mục tiêu của lõi đạn, tạo điều kiện để có thể mô phỏng toàn bộ quá trình vốn dĩ phức tạp này.
2. Hành vi của lõi đạn trong quá trình xuyên mục tiêu
Sau khi tiếp cận mục tiêu, tuỳ thuộc vào chiều dày của mục tiêu và tương quan về tính chất cơ-lý của mục tiêu và lõi đạn xuyên mà lõi đạn có thể nằm lại hoặc xuyên qua mục tiêu.
– Nếu mục tiêu là vật liệu có cơ tính thấp hơn so với vật liệu lõi xuyên thì hành vi của nó sẽ thể hiện tùy thuộc vào chiều dày của mục tiêu, cụ thể:
+ Nếu mục tiêu mỏng thì lõi đạn sẽ xuyên qua mục tiêu và tiếp tục chuyển động cho đến khi rơi.
+ Nếu chiều dày của mục tiêu đủ lớn thì lõi đạn có thể sẽ không xuyên qua mà nằm lại trong mục tiêu.
Sự biến dạng của lõi xuyên khi qua mục tiêu có cơ tính thấp không lớn và không bị vỡ vụn sau khi thoát khỏi mục tiêu. Với loại mục tiêu này thì yêu cầu về cơ tính đối với vật liệu dùng cho chế tạo lõi đạn xuyên không đặc biệt cao.
– Đối với mục tiêu có cơ tính cao cũng có thể xảy ra hai trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất: Nếu động năng của lõi đạn không đủ lớn hoặc cơ tính của nó không cao hơn hẳn so với mục tiêu hoặc mục tiêu quá dày thì lõi đạn không thể xuyên qua mà nằm lại trong mục tiêu.
Trường hợp thứ hai: Lõi đạn xuyên qua mục tiêu và sau đó bị nổ tung. Trong quá trình xuyên mục tiêu, hình dạng lõi xuyên có thể bị thay đổi:
+ Hoặc đầu bị biến dạng thành hình nấm. Hiện tượng này thường xảy với vật liệu lõi xuyên có độ dẻo cao, độ dẫn nhiệt tốt, nhiệt dung riêng lớn [1].
+ Hoặc lớp bề mặt lõi xuyên bị bóc tách do nóng chảy hoặc bay hơi. Trong trường hợp này, hình dạng của lõi xuyên trước và trong quá trình xuyên mục tiêu về cơ bản vẫn đồng dạng (Hình 1). Vật liệu lõi đạn thể hiện hành vi này thường có cơ tính cao, độ dẫn nhiệt thấp, nhiệt dung riêng lớn. Nhờ vậy, chúng có tính CĐN hay tính xuyên mềm [1].
Hình 1. Vết của lõi xuyên qua mục tiêu
3. Sự chuyển hoá động năng của lõi xuyên
Lõi xuyên trước khi tiếp cận mục tiêu có động năng là:
![]() |
(1) |
Trong đó: m0 (kg) và v0 (m/s) là khối lượng và vận tốc của lõi xuyên trước khi tiếp cận mục tiêu.
Sau khi tiếp cận mục tiêu, Wo được chuyển hoá thành ba dạng năng lượng:
– Năng lượng cần cho biến dạng dẻo và phá huỷ mục tiêu, ký hiệu là W1;
– Năng lượng gây biến dạng dẻo và phá huỷ lõi xuyên, ký hiệu là W2;
– Động năng để duy trì chuyển động của lõi xuyên sau khi thoát khỏi mục tiêu, ký hiệu là W3.