110

Nghiên cứu cấu trúc và độ cứng của compozit CNT/Ti6Al4V kết khối bằng kỹ thuật thiêu kết chân không

Study on microstructure and hardness of CNT/Ti6Al4V composites
consolidated by vacuum sintering technique

ĐOÀN ĐÌNH PHƯƠNG*, LƯƠNG VĂN ĐƯƠNG, NGUYỄN NGỌC ANH, PHẠM VĂN TRÌNH
Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Số18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
*Email: phuongdd@ims.vast.ac.vn

Ngày nhận bài: 14/8/2023, Ngày duyệt đăng: 14/10/2023

TÓM TẮT

Hợp kim Ti6Al4V có trọng lượng riêng thấp, chống ăn mòn, điểm nóng chảy cao, tính tương thích sinh học và các tính chất cơ học độc đáo đã và đang quan tâm nhiều do khả năng ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như ô tô, hàng không vũ trụ và y sinh. Tuy nhiên, Ti6Al4V có xu hướng dễ oxy hóa, độ dẫn nhiệt thấp và độ cứng thấp đã hạn chế khả năng ứng dụng của hợp kim này trong một số ngành công nghiệp. Trong nghiên cứu này, compozit nền Ti6Al4V được gia cường bằng ống nano cacbon (CNT) nhằm mục đích nâng cao độ cứng đã được chế tạo bằng phương pháp luyện kim bột với kỹ thuật thiêu kết chân không. Cấu trúc vật liệu compozit gồm hai pha chính là α-Ti và β-Ti được phát hiện bằng phương pháp hiển vi điện tử quét (SEM) và nhiễu xạ tia X (XRD). Tỷ trọng tương đối của vật liệu compozit giảm xuống khi hàm lượng CNT tăng lên do cấu trúc xốp của vật liệu CNT đã làm hạn chế quá trình kết khối. Khi tăng hàm lượng CNT thì độ cứng của vật liệu compozit tăng lên, đạt cực đại là 396 HV với 3 % CNT cao hơn gần 22 % so với độ cứng của hợp kim Ti6Al4V (325 HV). Sự gia tăng độ cứng của vật liệu compozit khi có thêm thành phần CNT có thể do vật liệu gia cường CNT có độ cứng cao và có kích thước nanomet đã hóa bền pha nền, làm tăng độ bền cơ học của vật liệu compozit CNT/Ti6Al4V.

Từ khóa: Ti6Al4V, ống nano cácbon, compozit, cấu trúc, độ cứng

ABSTRACT

Ti6Al4V alloys with low weight, high corrosion resistance, high melting point, high biocompatibility and unique mechanical properties have been receiving great attention for wide applicability in many industry fields such as automobile,
aerospace and biomedical. However, Ti6Al4V alloys tend to be easily oxidized at high temperature, low elastic modulus, low thermal conductivity and low hardness and thus have the limitation of applicability in many industries. In this study, Ti6Al4V matrix composites reinforced with carbon nanotubes (CNT) have been fabricated to enhance the hardness. vacuum sintering technique has been used to prepare CNT/Ti6Al4V composite. Microstructural and phase studies indicated that the composite structure consists of two main phase: α-Ti and β-Ti. The relative density of composite decreases as the CNT content increases as resulted from the porous structure of the CNT, which limits the aggregation process of the composite. When the CNT content increased, the hardness of the composite increased, reaching a maximum value of 396 HV with 3 vol. % CNT, which was nearly 22 % higher than that of Ti6Al4V alloy (325 HV). The enhancement in hardness is explained by the CNT reinforcement.

Keywords: Ti6Al4V, carbon nanotubes, composite, microstructure, hardness

34

Ảnh hưởng của hàm lượng TiC tới cơ tính của vật liệu compozit Cu – TiC

Công trình nghiên cứu này với mục đích khảo sát ảnh hưởng của cốt hạt TiC tới một số tính chất cơ học của vật liệu compozit nền đồng cốt hạt TiC như: độ bền nén, độ cứng, độ mài mòn. Continue reading Ảnh hưởng của hàm lượng TiC tới cơ tính của vật liệu compozit Cu – TiC

23

Xử lý bề mặt pha cốt để chế tạo compozit nền kim loại

Bài báo này trình bày một số kết quả xử lý bề mặt hạt cốt SiC và graphit bằng Cu, dùng trong compozit chịu mài mòn (vật liệu làm dụng cụ cắt) và vật liệu có độ dẫn điện cao, hệ số ma sát thấp (chổi than điện).

On the surface treatment of reinforcement phase for metal matrix composite processing

Phạm Thảo
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

TÓM TẮT

    Bài báo trình bày một số kết quả mạ Cu bề mặt pha cốt (hạt SiC và graphit) bằng phương pháp phủ điện hóa và hóa học nhằm cải thiện mối liên kết nền-cốt trong việc chế tạo compozit nền kim loại.

ABSTRACT

    This paper reports results of surface treatment of SiC and graphite particles by electrogalvanizing and chemistry treatment to improve interface between matrix and reinforcement phases for metal matrix composite processing.

1. Đặt vấn đề

    Vật liệu compozit nền kim loại có các tính chất tổng hợp được ứng dụng trong các điều kiện làm việc đặc biệt (bền nóng, độ dẫn điện, độ chịu mài mòn, tính cắt gọt cao, hệ số ma sát thấp,…). Các tính chất đó không chỉ phụ thuộc vào bản chất của pha nền, pha cốt mà còn vào liên kết giữa chúng. Do sự khác biệt lớn về đặc tính vật lý và hóa học, để đạt được một liên kết nền-cốt tốt, ngoài các biện pháp công nghệ chế tạo, còn phải xử lý bề mặt hạt cốt bằng cách phủ lên chúng một lớp thích hợp. Bài báo này trình bày một số kết quả xử lý bề mặt hạt cốt SiC và graphit bằng Cu, dùng trong compozit chịu mài mòn (vật liệu làm dụng cụ cắt) và vật liệu có độ dẫn điện cao, hệ số ma sát thấp (chổi than điện).

2. Thực nghiệm

2.1. Xử lý bề mặt hạt bột SiC

a. Vật liệu ban đầu

    Vật liệu bột siêu cứng dùng làm cốt hạt trong chế tạo compozit nền kim loại có rất nhiều chủng loại khác nhau. Trong bài báo này chỉ đề cập đến hạt siêu cứng cacbít silic (SiC). Đây là vật liệu tương đối dễ kiếm, giá thành hợp lý và đã được nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới.

    Bột cacbít silic (SiC) được nhập từ Nga, có độ sạch trên 98% với kích thước hạt khác nhau được trình bày ở bảng 1.

Bột SiC M1 M2 M3 M4 M5
d (μm) 88-100 125-135 300-315 630-750 950-1000

 Bảng 1. Kích thước hạt SiC của các mẫu bột thí nghiệm

    Kim loại mạ được dùng là đồng, trên cơ sở dùng dung dịch điện phân gồm: H2SO4 200g/l; CuSO4 300g/l.

b. Quy trình và thiết bị mạ điện hóa bột cacbít silic

    Quá trình mạ một lớp kim loại mỏng lên các hạt bột SiC bằng phương pháp điện hóa được thực hiện theo sơ đồ nêu trên hình 1.

Hình 1

Hình 1. Sơ đồ mạ Cu lên bề mặt hạt bột SiC

   Sơ đồ gồm: thanh dẫn (3) đóng vai trò catôt với lớp cách điện (2) được nhúng trong bể mạ (5) cùng anôt (7). Bột cacbít silic (4) trong không gian gần catôt được giữ bằng màng ngăn đặc biệt (1), màng ngăn này chỉ cho phép chất điện phân (6) đi vào trong không gian lớp bột xốp SiC và không cho bột cacbít silic lan ra bể điện phân. Anôt và catôt được nối với nguồn điện một chiều có gắn đồng hồ đo cường độ dòng điện (I). Các thông số kỹ thuật được khảo sát gồm: mật độ dòng catôt (IC), kích thước hạt bột SiC (d), chiều dày lớp bột (δ) và chiều dầy lớp mạ.

2.2. Xử lý bề mặt hạt graphit

a. Vật liệu ban đầu

    Graphit sử dụng thuộc loại graphit tuyển nổi Yên Bái đã qua tinh luyện trong xút nóng chảy có độ sạch 98 %.

    Đồng sunfat – CuSO4.5H2O loại PA được hòa tan trong nước cất theo nồng độ chọn trước.

    Kẽm dạng lá được dùng để tránh khả năng dư kim loại này trong quá trình xi măng hóa, làm giảm độ sạch của hỗn hợp bột.

b. Quy trình và chế độ phủ

    Quy trình phủ được thực hiện như trên hình 2.

Hình 2

Hình 2. Sơ đồ công nghệ phủ Cu lên graphit trong dung dịch đồng sunfat

    Chế độ phủ được lựa chọn như sau:

    Tỷ lệ graphit/dung dịch đồng sunfat bằng 1/10. Lượng graphit dùng cho thực nghiệm là 4,5 g; lượng dung dịch tương ứng là 45 ml. Nồng độ ion Cu2+ trong 1 lít dung dịch được chuẩn bị theo tỷ lệ hàm lượng đồng yêu cầu trong hỗn hợp bột đồng – graphit. Nồng độ Cu2+ [g/l] sau đây được chọn để khảo sát trong quá trình phủ: 10, 15, 20, 25. Lượng CuSO4.5H2O [g] dùng để chuẩn bị 45 ml dung dịch phủ tương ứng với các nồng độ trên là: 1,77; 2,67; 3,54; 4,33. Các chế độ khác: thời gian 15 phút, nhiệt độ 50oC, tốc độ khuấy 80 v/ph.

22

Ảnh hưởng của lượng và kích thước hạt SiC tới sự hình thành tổ chức và tính chất của compozit nền hợp kim nhôm A356

Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu thăm dò công nghệ chế tạo compozit …

The effect of content and size of SiC particles on microstructure and proper- ties of 356 alloy matrix composites

Nguyễn Văn Thái, Nguyễn Anh Sơn
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Nguyễn Văn Chương
Viện Công nghệ, Bộ Công Thương

TÓM TẮT

   Bằng phương pháp khuấy bán lỏng, đã chế tạo thành công compozit nền hợp kim nhôm A356 cốt hạt SiC. Đã nghiên cứu ảnh hưởng của lượng SiC từ 3 tới 12% và kích thước hạt từ 35 tới 120μm tới sự hình thành tổ chức và tính chất của compozit nghiên cứu. Compozit chứa 12% SiC với kích thước hạt 35μm sẽ cho tính năng vượt trội.

ABSTRACT

   The A356 alloy matrix composite,reinforced with SiC partiles was prepared using semi-solid stiring method. The effect of SiC particles content (3-12%) and size (35-120μm) on microstructure and properties of composite is studied. It shows that the composite with 12% SiC and the particle size 35μm has best properties.

1.Đặt vấn đề

   Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp đòi hỏi phải phát triển những vật liệu mới có tính năng tổng hợp cao. Vật liệu compozit là vật liệu kết hợp từ hai hay nhiều vật liệu có bản chất và tính chất khác nhau, không hoà tan vào nhau, được phân cách bằng ranh giới rõ rệt. Vật liệu compozit nền kim loại nổi lên như như vật liệu kết cấu có tiềm năng lớn, có tính chất tổng hợp cao với các ứng dụng cho các chi tiết cần có độ bền riêng, mô đun đàn hồi riêng cao, chống mài mòn tốt, hệ số giãn nở nhiệt thấp, làm việc được ở nhiệt độ cao, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. ở Việt Nam, đã có một số công bố về compozit nền hợp kim nhôm cốt hạt SiC, song còn thiếu nghiên cứu các tính chất của chúng. Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu thăm dò công nghệ chế tạo compozit.

2. Thực nghiệm

2.1. Chế tạo compozit

   Vật liệu nền là hợp kim silumin mác A356 chứa (6,5-7,5)%Si; (0,2-0,4)%Mg. Vật liệu cốt là SiC với lượng dùng 3, 6 và 12%; kích thước hạt 35, 75 và 130 μm. Hợp kim A356 được nấu trong lò điện trở Nabertherm, có bộ đặt và điều khiển nhiệt độ chính xác, vận hành đơn giản, thuận tiện. Dung tích nấu: 4kg/ mẻ ở nhiệt độ 780°C. Hợp kim sau đó được được đưa sang lò điện trở thứ hai, dung tích 2 kg để khử khí; làm nguội tới (585-590) °C, giữ nhiệt và khuấy bán lỏng bằng cánh khuấy 3 hoặc 6 cánh với tốc độ (780-950) vòng/phút, trong (10- 15) phút, tuỳ theo lượng SiC đưa vào. Trong quá trình khấy bán lỏng, hợp kim được che phủ bằng khí Ar phun từ một ống dẫn vào.

   Compozit sau khuấy bán lỏng được xử lý nhiệt và rót vào khuôn kim loại có kích thước (22 x 200) mm, đã được bổ ngót tốt.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

   Lượng SiC được cân trên cân điện có độ chính xác cao và tính phần trăm theo trọng lượng hợp kim A356 được nấu và được kí hiệu là m(%). Kích thước hạt SiC được xác định qua kích thước mắt sàng khi rây và được kí hiệu là l(μm).

   Đã dùng tỷ lệ m/l để phân biệt các mẫu thí nghiệm khác nhau.

   Các mẫu compozit nền hợp kim, cốt hạt SiC được mài và chụp ảnh trên kính hiển vi quang học AXIOVERT 100A. Độ cứng của mẫu được xác định bằng phương pháp Brinen; giới hạn bền kéo và môđun đàn hồi được xác định trên máy thử vạn năng ZDM5-91. Hệ số giãn nở nhiệt trong khoảng nhiệt độ (28-350) °C được xác định nhờ thiết bị ULBRICH; độ mài mòn được đo nhờ thiết bị TRIBOtester theo tiêu chuẩn ISO 7148 và ASTN G99-95a tại phòng thí nghiệm Công nghệ Vật liệu kim loại, Trường Đại học Bách Khoa HN.

Hình 1, 2

Hình 1 và 2

21

Quá trình thiêu kết vật liệu compozit nền thép gió cốt hạt nano cácbit titan

Vật liệu compozit cốt TiC nền thép là vật liệu compozit đặc biệt với các tính năng tốt như môđun đàn hồi cao, cứng, bền ăn mòn, bền mài mòn, bền nhiệt, tỷ trọng thấp, dễ gia công…

Synthesis process of high speed steel matrix composite reinforced by nanocarbide titan particles

Bùi Văn Mưu, Trần Quốc Lập, Phạm Ngọc Diệu Quỳnh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm tắt

   Bài báo trình bày quá trình thiêu kết ở nhiệt độ khác nhau của vật liệu compozit nền thép gió tái chế từ phoi với cốt hạt nanocacbit titan kích thước trung bình 60 nanomet được tạo ra bằng phương pháp nghiền cơ học. Năng lượng tích lũy trong quá trình nghiền và kích thước nano của TiC đã tạo ra điều kiện hình thành cácbit phức từ nhiệt độ thiêu kết thấp. Cơ tính của vật liệu được cải thiện đáng kể nhờ tăng cường liên kết giữa nền cốt của cácbit phức và sự phân tán đồng đều của hạt cácbit trong nền kim loại.

Abstract

   This paper presents sintering process at different temperatures of high speed steel matrix composite reinforced by TiC particles. Nanoparticle TiC (size of about 60nm), mechanical energy induced by milling and refinement of steel particles formed during mechanical milling favorated a carbide complex type (MexTi1-x)C at low sintering tem- peratures. Such carbide microstructure could slower particles growing, enhaned matrix – reinfocement interaction, thus improve mechanical property of composite.

1. MỞ ĐẦU

   Vật liệu compozit cốt TiC nền thép là vật liệu compozit đặc biệt với các tính năng tốt như môđun đàn hồi cao, cứng, bền ăn mòn, bền mài mòn, bền nhiệt, tỷ trọng thấp, dễ gia công… Vật liệu được sử dụng rộng rãi làm các nhóm chi tiết, dụng cụ khác nhau: bánh răng, gá đỡ, dụng cụ cắt, dụng cụ tạo hình, giá chịu áp lực làm việc ở nhiệt độ cao, máy bơm nhiên liệu… với chi phí sản xuất vật liệu thấp hơn so với các hợp kim cứng cùng chức năng. Xu hướng chính trong nghiên cứu ứng dụng của vật liệu compozit TiC nền thép hiện nay và trong tương lai là tăng độ cứng để chống mài mòn nhờ các chất kết dính mới, tăng độ mịn của các hạt cácbit và tối ưu hoá chế độ thiêu kết [1].

   Tính chất của vật liệu compozit cốt TiC nền thép phụ thuộc rất nhiều vào tỷ lệ thể tích cốt, sự phân bố cốt trong nền và công nghệ sản xuất vật liệu. Các phương pháp đúc hoà tan TiC trong kim loại lỏng và phương pháp in-situ có thể tạo được vật liệu compozit có cơ tính cao do tạo được liên kết bền vững giữa nền và cốt nhưng rất khó khống chế thành phần và đồng đều cấu trúc thành phẩm. Hợp kim hóa cơ học là phương pháp ưu việt để sản xuất loại vật liệu này [2]. Pha nano cácbit phân tán trong nền bột siêu mịn tạo thành trong quá trình nghiền giúp đồng đều hóa thành phần, làm cho vật liệu có cơ tính vượt trội hơn nhiều so với các com- pozit cùng loại nhưng kích thước hạt to hơn. Chỉ một lượng nhỏ cácbit titan đã làm thay đổi đáng kể cơ tính của vật liệu [3].Trở ngại lớn của phương pháp là kích thước nhỏ gây nên hoạt tính bề mặt hạt dẫn tới sự lớn lên của hạt, xu thế kết dính và sự nhiễm bẩn bột trong quá trình sản xuất, đặc biệt trong quá trình tạo bột và thiêu kết [4].

2.THỰC NGHIỆM

2.1. Nguyên vật liệu

   Bột nhận từ phoi thép gió phế được nghiền, sàng có kích thước dTB = 60μm có thành phần hoá học như ở bảng 1.

C 0,800 Mn 0,285
Si 0,240 Ni 0,116
S 0,004 Cr 4,149
P 0,028 Mo 4,410
V 1,753 W 5,843

 Bảng 1. Thành phần hóa học bột thép gió

   Bột TiC được chế tạo bằng phương pháp hợp kim hóa cơ học bột TiO2 và muội than kết hợp nung tạo cácbit [5] có hình dạng và kích thước trung bình 60 nm (hình 1, 2 ).

Hình 1

Hình 1. Phổ nhiếu xạ tia X mẫu bột TiC

Hình 2

Hình 2. ảnh chụp SEM mẫu bột TiC

2.2. Quy trình thực nghiệm

   Hỗn hợp bột compozit thép gió và TiC (5-10%) được trộn với 5% chất kết dính rồi đưa vào máy nghiền thể tích 550 cm3, tỷ lệ bi/bột = 10/1, thời gian nghiền tối đa đến 100 giờ trong môi trường cồn và Hecxan, vận tốc nghiền 300 vòng/phút. Hỗn hợp sau nghiền được ép trong khuôn hình trụ thành mẫu có kích thước (15 x 10 mm, lực ép 4,5 tấn/cm2 rồi đưa vào lò thiêu kết. Quá trình thiêu kết từng bậc trong môi trường hoàn nguyên bằng khí H2 và cacbon (khí CO) với nhiệt độ thiêu kết trong khoảng từ (1200 – 1350) °C, tốc độ nâng nhiệt 400/phút, làm nguội trong dầu.