12

Ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp và dung môi pha đến độ bền nhiệt và chất lượng bề mặt của chất sơn khuôn đúc từ cát crômít Cổ Định

Chất lượng và bề mặt của sản phẩm đúc phụ thuộc nhiều ở vật liệu và chất lượng làm khuôn; đặc biệt là cát và chất sơn.

Influence of the mixture composition and diluted solvent on heat resis- tance and surface quality of mould coating prepared from Co Dinh chromite sand

Tô Duy Phương, Trần Ngọc Bách, Nguyễn Phúc Hải
Lê Xuân Hiền, Nguyễn Văn Tuân

Viện Khoa học Vật liệu, 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: toduyp@vnn.vn

Tóm tắt

   Đã nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp và dung môi pha đến độ bền nhiệt và chất lượng bề mặt của chất sơn khuôn đúc từ cát crômít Cổ Định.

   Thành phần hỗn hợp sơn khuôn đúc thích hợp là 94% bột crômít và 6% bentônít. Dung môi pha là cồn và lượng nhỏ H3PO4 pha trong nước thích hợp cho khuôn kim loại và khuôn cát. Độ bền nhiệt của hỗn hợp sơn khuôn đạt được cao, bề mặt lớp sơn nhẵn, độ biến dạng nhiệt thấp và ổn định hơn hỗn hợp sơn khuôn silicát.

   Hỗn hợp sơn khuôn 94% bột crômít, 6% bentônít và dung môi pha là cồn sơn trên khuôn cát đã đạt được độ bền nhiệt cao hơn, chất lượng bề mặt cao hơn so với sơn trên khuôn kim loại.

   Hỗn hợp sơn khuôn crômít có độ bền nhiệt cao hơn hỗn hợp sơn khuôn silicát gần 1,5 lần.

   Hỗn hợp sơn khuôn crômít có thể so sánh được với chất sơn khuôn magnêzi của FOSECO.

Abstract

   The influence of mixture composition and diluted solvent on heat resisstance and surface quality of mould coat- ing preparing from Co Dinh chromite sand had been studied.

   Suitable mould coating compositions are 94% chromite powder and 6% bentonite. The solvents diluted as alcohol and small amount of H3PO4 diluting by water are suited for metal and sand moulds. Heat resistance of this coating is high. The surface of coating layer is smooth. Heat deformation of chromite coatings is lower and more stable than silicate coatings.

   The coating with 94% chromite powder and 6% bentonite diluted by alcohol paints for sand moulds had higher heat resistance and higher surface quality than painting on metals moulds.

   The chromite coating mixtures have heat resisstance 1.5 times higher than silicate coating mixture.

   The chromite coating can be compared with the magnesite coating of FOSECO. Keywords: Mould, sand, chromite coating, diluted solvent, heat resistance, surface quality

1. Mở đầu

   Chất lượng và bề mặt của sản phẩm đúc phụ thuộc nhiều ở vật liệu và chất lượng làm khuôn; đặc biệt là cát và chất sơn.

   Khi đúc gang, thép hợp kim cao như các thép mangan, crôm thì trong thép thường hình thành các ôxýt mangan, crôm kiềm tính [1-3]. Khi rót các thép này vào khuôn cát silic (tính axít) sẽ gây ra phản ứng giữa ôxýt mangan với các hạt cát tạo ra xỉ (MnSiO2) ở nhiệt độ thấp và làm dính bám cát, xỉ vào sản phẩm đúc, làm hỏng bề mặt sản phẩm [4-6]. Để loại bỏ dính bám cát, xỉ cần phải dùng các chất sơn khuôn đúc. Chất sơn khuôn đúc sẽ bảo vệ lớp bề mặt khuôn bền chắc không gây ra phản ứng dính bám cát, xỉ vào sản phẩm.

   Các chất sơn phủ thường là các ôxýt có nhiệt độ nóng cháy cao như ZrO2SiO2 (1900-1995°C), FeOCr2O3 (2180°C), MgO (1900°C), Al2O3 (2030°C) và Cr2O3 (2265°C) [6-7].

   Trên thế giới như ở Anh và ấn Độ có cả những Công ty chuyên sản xuất kinh doanh các chất sơn phủ như Foseco International Ltđ ấn Độ, Feseco mould coating CERAMOL Anh [8].

   Có những loại sơn khuôn đúc đã được nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, úc, ấn Độ .v.v… Nhưng do cát, vật liệu làm khuôn và điều kiện công nghệ đúc của Việt Nam có khác, kể cả điều kiện kinh tế, nên một số loại đã không đáp ứng.

   Hiện nay các xí nghiệp đúc Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về chất lượng bề mặt các sản phẩm đúc chi tiết máy, dẫn đến giảm chất lượng và phế phẩm nhiều sản phẩm đúc, mặc dù đã sử dụng các loại cát mới và chất lượng như cát nhựa furan.v.v…

   Bài này mong được trao đổi các kết quả nghiên gần đây để tham khảo.

2. Thực nghiệm

2.1. Các quá trình xảy ra trên bề mặt khuôn cát khi rót kim loại lỏng

   Các phản ứng xảy ra trên biên giữa thép lỏng và bề mặt khuôn đúc diễn ra như sau [9-11]:

/Fe/ + 1/2O2(g) = (FeO) (1)
(FeO) + (SiO2)cát = (FeOSiO2) (2)
/Mn/ + 1/2O2(g) = (MnO) (3)
(MnO) + ( SiO2)cát = (MnOSiO2) (4)
/Cr/ + 1/2O2(g) = (CrO) (5)
(CrO) + (SiO2)cát = (CrOSiO2) (6)

   Các hỗn hợp FeOSiO2, MnOSiO2 có nhiệt độ chảy thấp dưới 1700°C. Trên cơ sở nhận biết này, sẽ lựa chọn, tìm ra một hỗn hợp sơn khuôn đúc có nhiệt độ nóng chảy cao hơn các hỗn hợp silicát. Trong số các loại cát thì cát đúc crômít với thành phần FeOCr2O3 sẽ có nhiệt độ chảy 2180°C. Cát đúc crômít là thích hợp.

   Cát crômít Cổ Định có thành phần chính là FeOCr2O3 sẽ thực hiện chức năng là màng ngăn cách thép lỏng và bề khuôn đúc có độ bền nhiệt cao, không cháy và dính cát vào chi tiết đúc [10, 12]. Với khuôn cát được sơn phủ bằng hỗn hợp crômít, sau khi đúc rót thép vào khuôn, giọt thép vẫn tròn, không chảy loang làm cháy cát dẫn đến dính bám và tạo bướu trên bề mặt chi tiết đúc.

2.2. Nghiên cứu thử nghiệm độ bền nhiệt và chất lượng bề mặt của hỗn hợp sơn khuôn crômít

   Đã chế tạo bột cát crômít đạt cỡ hạt khoảng15?m với thành phần trên 52%Cr2O3, khoảng 17%FeT, 1 – 3%SiO2, khoảng 0,25%Al2O3 và pha chế hỗn hợp sơn khuôn với 6% bentônít và dung môi pha là cồn, nước thuỷ tinh + nước, nước và H3PO4 + nước. Đã thử nghiệm khoảng 30 mẫu trên khuôn kim loại và khuôn cát đúc.

   Từ những thành công ban đầu và nhiều lần không thành về pha chế thành phần hỗn hợp, kể cả phương pháp sơn; phun hay quét… đã làm các thí nghiệm theo mô phỏng để tìm thành phần hỗn hợp, loại kết dính, nồng độ, dung môi pha… và bước đầu đã có những kết quả.

12

Nghiên cứu thử nghiệm điện phân nhôm trong thiết bị tự chế tạo

Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luyện kim màu, tăng cường năng lực nghiên cứu, tiến tới làm chủ công nghệ điện phân kim loại trong dung dịch muối nóng chảy nói chung và nhôm nói riêng…

Study on electrolyse of aluminium in home-made equipment

Trương Ngọc Thận và Vũ Chất Phác
Đại học Bách Khoa Hà Nội

TÓM TẮT

   Điện phân nhôm là một công nghệ phức tạp và hoàn toàn mới mẻ đối với các nhà luyện kim nước ta. Bằng thiết bị tự thiết kế và chế tạo, đã thử nghiệm thành công điện phân nhôm trong dung dịch muối nóng chảy cryolit- alu- min (Na3AlF6 – Al2O3 ) với các thông số công nghệ sau:

Hàm lượng alumin  Al 2O3 trong dung dịch muối nóng chảy :
10 %
Nhiệt độ điện phân :
960°C
Điện áp :
7,5 V
Mật độ dòng catốt :
1,51 A/cm2
Khoảng cách điện cực :
2,5 cm
Nhôm điện phân đạt độ sạch :
98,5 %

 

ABSTRACT

   Electrolyse of aluminium is a complicated technology and still completely new for Vietnamese metallurgists. For the first time at HUT has been succesfully realized the electrolyse of the aluminium in cryolit – alumina (Na3AlF6 – Al2O3) melting solution by a home-made electrolyser with following conditions : 

Alumina content [Al2O3] in melting solution : 10 %
Electrolyse temperature : 960°C
Cell voltage : 7,5 V
Cathode current density : 1,51 A/cm2
Distance between electrodes : 2,5 cm
The purity of electrolytic aluminium : 98,5 %

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

   Nguồn bauxit-gipxit với trữ lượng lớn và chất lượng trung bình ở khu vực phía Nam là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng nền công nghiệp nhôm trong một tương lai gần ở nước ta.

   Trừ một lượng rất nhỏ được sản xuất bằng phương pháp hoàn nguyên hoá học trong thời gian 1854-1888, ngay từ đầu, nhôm được sản xuất ở quy mô công nghiệp bằng điện phân. Khác với điện phân Cu, Ni, Sn…, điện phân nhôm thực hiện trong dung dịch muối nóng chảy cryolit (Na3AlF6)– alumin (Al2O3) ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của nhôm (658°C). Đây là công nghệ rất phức tạp và hoàn toàn mới mẻ đối với các nhà luyện kim Việt Nam trước năm 2004.

   Nhằm mục đích góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực luyện kim màu, tăng cường năng lực nghiên cứu, tiến tới làm chủ công nghệ điện phân kim loại trong dung dịch muối nóng chảy nói chung và nhôm nói riêng, với sự phối hợp của Viện nghiên cứu Mỏ – Luyện kim, tập thể khoa học bộ môn Vật liệu kim loại màu & Compozit đã tiến hành thử nghiệm điện phân nhôm trong thiết bị tự thiết kế, chế tạo.

2. CƠ CHẾ ĐIỆN PHÂN MUỐI NÓNG CHẢY CRYOLIT-ALUMIN

   Cho đến nay, vẫn chưa có sự thống nhất quan điểm về thành phần phân tử của hỗn hơp muối nóng chảy cryôlit-alumin và cơ chế điện phân của hỗn hợp này. Tuy nhiên, có thể nêu ra đây một trong những thuyết giúp chúng ta hình dung được một cách đơn giản nhất về quá trình điện phân nhôm.

   Trong muối nóng chảy, sự phân ly cryôlit không chỉ ở mức thành các muối natri và nhôm florua (NaF và AlF3) mà còn tạo ra các ion theo phản ứng:

Na3AlF6 = 3Na+ + AlF6 3- (1)

Alumin cũng bị phân ly:

Al2O3 = Al3+ + AlO3 3- (2)

   Như vậy, trong dung dịch muối nóng chảy tồn tại các cation Na+, Al3+ và các anion AlF6 3- , AlO3 3- . Dưới tác dụng của dòng điện một chiều, xảy ra các phản ứng điện cực sau đây :

Trên cực âm (catôt) Al 3+ + 3e = Al (3)

   Trên cực dương (anôt)

2AlO3 3- – 6e = Al2O3 + 1,5O2 (4)

   Các phản ứng (3) và (4) cho thấy, trên catôt sẽ tiết ra nhôm kim loại, còn trên anôt ôxi sẽ ôxy hoá cacbon của cực dương để tạo ra khí CO và CO2 trong quá trình điện phân.

12

Công nghệ thấm nitơ cho khuôn mới và khuôn đùn ép nhôm hình đã qua sử dụng

Bài báo này đề cập kết quả nghiên cứu sự thay đổi tổ chức tính chất khi thấm lại nitơ khuôn đã qua sử dụng nhiều lần. Xác định công nghệ thấm nitơ hợp lý, thời điểm cần thấm lại, số lần thấm lại tối đa,… để tuổi thọ làm việc của khuôn tốt nhất.

Nitriding for new and used extrusion dies

Lê Thị Chiều, Nguyễn Văn Tư
ĐHBK Hà Nội
Nguyễn Anh Sơn

Tóm tắt

   Để tăng thời gian phục vụ, sau một thời gian vận hành, khuôn thường được thấm lại nitơ. Bài báo này đề cập kết quả nghiên cứu sự thay đổi tổ chức tính chất khi thấm lại nitơ khuôn đã qua sử dụng nhiều lần. Xác định công nghệ thấm nitơ hợp lý, thời điểm cần thấm lại, số lần thấm lại tối đa,… để tuổi thọ làm việc của khuôn tốt nhất.

Abstract

   To improve performance of extrusion die, after number of exploitation periods, the dies must be renitrided. This paper presents the change of micro structure and properties of die after a lot of nitriding. The problem is how many times can be applied renitriding for a die to prevent deterioration during service? This study is to try to find out solution of this problem

 1. Đặt vấn đề

   Khuôn đùn ép nhôm hình là chi tiết làm việc ở nhiệt độ khá cao (450-500°C), thời gian kéo dài, chịu tải trọng lớn, thay đổi và chịu mài mòn. Thép làm khuôn đùn ép SKD61 (theo tiêu chuẩn JIS G4404 (1983)-Nhật bản có thành phần: (0,32÷0,42)%C; (0,8÷1,2)%Si; ≥0,5%Mn; (4,5÷5,5)%Cr, (1÷1,5)%Mo; (0,8÷1,2)%V) là loại thép hợp kim có hàm lượng cacbon trung bình. Sau khi nhiệt luyện hoá tốt thép sẽ có độ dai cao, chịu lực tốt kể cả va đập nhưng chịu mài mòn không cao. Để cải thiện khả năng chịu mài mòn nhất là ở nhiệt độ cao người ta thường phải tiến hành thấm nitơ. Theo [1] thấm nitơ không những làm tăng độ cứng và tính chịu mài mòn bề mặt mà còn nâng cao tính cứng nóng và bù lại lượng kim loại mất đi do mài mòn. Khuôn làm việc tốt nhất khi lõi có độ cứng (48÷53) HRC, bề mặt (62÷65) HRC.

2. Thực nghiệm

   Các mẫu mới và mẫu cắt ra từ khuôn hỏng do nhà máy nhôm thuộc Công ty Cơ khí Đông Anh cung cấp theo hợp đồng nghiên cứu. Độ cứng tế vi và phân tích tổ chức thực hiện trên máy DURAMIN và kính hiển vi quang học AXIOVERT100 trên kính hiển vi điện tử quét.

   Thấm nitơ quy mô thí nghiệm thực hiện trong lò thấm ở trường ĐHBK Hà Nội, quy mô công nghiệp tại Công ty Cơ khí Đông Anh. Chất thấm nitơ là NH3 do Công ty đạm Hà Bắc chế tạo. Mẫu thấm được đánh bóng và tẩy sạch trong cùng một điều kiện.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Công nghệ thấm nitơ cho khuôn mới

   Đã tiến hành nhiều mẻ thấm ở các nhiệt độ và thời gian thấm khác nhau, đồng thời thay đổi lưu lượng khí thấm, môi trường thấm để có tỷ lệ phân huỷ NH3 khác nhau. Để tránh bị ôxy hoá, chi tiết thấm được đưa vào lò ở nhiệt độ dưới 350°C. Chất chi tiết vào lò nguội thì tốt nhưng chu kỳ sản xuất kéo dài và không tận dụng được nhiệt khi thấm nhiều mẻ liên tiếp. Sau khi đóng chặt nắp lò, sục NH3 vào lò để đuổi hết không khí ra ngoài. Nâng dần nhiệt độ lò lên nhiệt độ thấm và đưa NH3 để bảo vệ (lưu lượng NH3 bảo vệ cho 1 m3 dung tích lò khoảng 20÷30 dm3/m3.phút).

   Hai dạng công nghệ tốt nhất được xem xét trình bày trên hình 1 và 2.

   Chế độ thấm nitơ 1 cấp (hình 1)

Hình 1. Sơ đồ công nghệ thấm nitơ 1 cấp

Hình 1. Sơ đồ công nghệ thấm nitơ 1 cấp

   Công nghệ thấm một cấp là: nhiệt độ thấm 530°C, thời gian 7 giờ, độ phân huỷ NH3: (55÷60)% (Độ phân huỷ được đo qua hệ thống đặt ngoài lò, đo bằng tỷ số thể tích của NH3 tan trong nước, H2 và N2 là các sản phẩm phân huỷ của nó). Sau khi đủ thời gian thấm làm nguội đến (200÷250)°C giữ ở đó 2 giờ, đuổi hết khí ra, mở lò đưa chi tiết ra nguội ngoài không khí. Nếu làm nguội chậm cùng lò thì không cần giữ ở (200÷250)°C. Giữ nhiệt ở (200÷250)°C có tác dụng tạo nhiều mầm nitơrit phân tán do đó hạn chế các hạt nitơrit thô to.

Hình 2. Sơ đồ công nghệ thấm nitơ 2 cấp

Hình 2. Sơ đồ công nghệ thấm nitơ 2 cấp

   Chế độ thấm 2 cấp được sơ đồ hoá trên hình 2 bao gồm: nhiệt độ 530°C, thời gian 7 giờ. Nửa chu kỳ đầu: độ phân huỷ NH3: (50-55)%; nửa chu kỳ sau: độ phân huỷ (70-75)%. Sự phân bố độ cứng trên bề mặt và theo chiều sâu lớp thấm nêu trong bảng 1.

Bảng 1. Sự phân bố độ cứng trên bề mặt và theo chiều

Bảng 1. Sự phân bố độ cứng trên bề mặt  và theo chiều

   Nhận thấy độ cứng bề mặt khá đều, độ cứng giảm dần từ ngoài vào trong, lõi đạt yêu cầu cho khuôn làm việc lâu dài, chiều dày lớp thấm hợp lý. Tổ chức lớp thấm xem trên hình 3.

11

Ứng dụng Silicômangan (SiMn) để khử ôxy trong luyện thép

Sử dụng silicômangan để khử ôxy thép lỏng thay thế choferômangan và ferôsilic đạt kết quả tốt, rút ngắn thời gian khử ôxy khoảng một nửa và kết quả khử lại tốt hơn.

Deoxidizing steel by silico-manganese alloy

Bùi Văn Mưu
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
Bùi Thanh Bình
Tổng công ty Thép Việt Nam

 Absstract

   Silico-manganese alloys have been used to replaceferro-manganese andferro-silicon alloysfor steel deoxidiz- ing. The replacement leads to duration and higher quality of deoxidizing process. Keyword: silico-manganese, ferro-manganese, ferro-silicon alloys

Mở đầu

   Công nghệ luyện thép bằng lò thổi hoặc lò điện … đều là những quá trình ôxy hóa để khử tạp chất khỏi thép, lượng ôxy truyền vào nồi lò phải được bảo đảm trong những thời gian cần thiết. Nhưng sau khi tạp chất bị ôxy hoá đã đạt yêu cầu, quá trình truyền ôxy vào nồi lò vẫn chưa dừng lại, do đó thép lỏng hoà tan quá nhiều ôxy. Mặt khác khi hạ thấp hàm lượng các nguyên tố có ái lực lớn với ôxy như mangan, silic,… thì hàm lượng ôxy hoà tan trong kim loại tăng lên bởi vì các nguyên tố này không bảo vệ kim loại khỏi xâm nhập của ôxy nữa. Vì sự ôxy hoá cacbon tiến hành chậm hơn so với ôxy hoá kim loại nên cacbon trở thành nguyên tố xác định hàm lượng ôxy hoà tan trong thép lỏng. Đó là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng sôi thép lỏng khi đông đặc làm cho thỏi đúc bị rỗ xốp.

   Đồng thời trong kim loại kết tinh, do kết tinh chọn lọc, chất lỏng còn lại của thép sẽ bão hòa ôxy trên giá trị cân bằng, nghĩa là trở thành quá bão hòa ôxy. Khi kết tinh, xảy ra việc lắng tách pha ôxy dư ở dạng Ferô hoặc hợp chất ôxy phức tạp có thành phần khác nhau. Việc xảy ra lắng tách ôxýt sắt là do độ hoà tan của ôxy trong sắt rắn thấp hơn nhiều lần so với trong sắt lỏng. Các ôxýt nằm ở biên giởi hạt kim loại rắn sẽ giảm lực liên kết tửc là giảm cơ tính của thép. Bởi vì nhiệt độ nóng chảy của cùng tinh ôxyt lắng tách thấp hơn nhiều so với nhiệt độ nóng chảy của kim loại, cho nên khi nung nóng kim loại và khi gia công bằng áp lực (cán, rèn, dập) sẽ xảy ra phá huỷ thép. Ngoài ra nồng độ cao của ôxy trong thép gây ra “sự hoá già” trong quá trình sử dụng. Thép độ bền cao và đặc biệt thép bền nóng rất nhạy cảm với sự có mặt của ôxy, vì ôxy làm giảm độ dai va đập, độ bền nóng, tính dẻo và các tính chất khác. Ngoài ra, ôxy còn làm tăng lượng cháy hao và khó khống chế thành phần các nguyên tố hợp kim trong thép, đặc biệt là những nguyên tố đắt tiền, những nguyên tố hợp kim có ái lực hoá học mạnh với O2, những nguyên tố hợp kim vi lượng… Khử O2 sẽ kéo theo giảm năng suất lò, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, tăng tạp chất phi kim làm bẩn thép… Hay nói một cách khác, khử O2 sẽ trực tiếp kéo theo tăng giá thành và tăng chất lượng thép. Bởi vậy khử O2 là công việc bắt buộc cuối cùng của sản xuất thép, nghiên cứu công nghệ khử O2 là một vấn đề luôn được đặt ra và cải tiến không ngừng, có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu ngày một cao về chất lượng thép.

   Việc khử O2 tiến hành nhờ có nguyên tố – chất khử ôxy. Chất khử ôxy – đó là nguyên tố có ái lực cao với O2, lớn hơn so với sắt hoặc cacbon. Với tính cách là chất khử ôxy, thường dùng là mangan, silic và nhôm, trong trường hợp đặc biệt: Ti, Mg, Ca, B, Zn, các nguyên tố đất hiếm. Trong luyện thép phần lớn chất khử ôxy được dùng ở dạng hợp kim ferô: FeMn, FeSi, FeV. dạng hợp kim phức hợp silicômangan, silicôziricôni. Nhôm được dùng ở dạng sạch, còn để sản xuất hợp kim chịu nóng dùng các hợp kim trung gian niken – mangan, sắt – bo, silicôcanxi hoặc các kim loại sạch.

   Về nhiệt động học, chất khử ôxy cho vào bể kim loại, tác dụng với ôxy hoà tan theo phản ứng:

x[R] + y[O] = RxOy(k,l,r)

   Kết quả tác dụng như vậy tạo ra ôxyt các nguyên tố chất ôxy hóa ở dạng hơi, lỏng, rắn, không hoà tan trong kim loại lỏng.

   Nếu coi dung dịch của chất khử ôxy và ôxy trong kim loại gần với lý tưởng, thì giá trị nghịch đảo của hằng số cân bằng có thể là phương trình:

K’ = [%R] x [%O] y – Đó là hằng số khử ôxy

   Để so sánh giữa các chất khử ôxy với nhau, người ta dùng danh từ khả năng khử ôxy. Khả năng khử ôxy của nguyên tố – đó là nồng độ ôxy còn lại của ôxy hòa tan trong kim loại, cân bằng với hàm lượng đã biết của chất khử ôxy ở nhiệt độ đã cho. Nồng độ còn lại của ôxy càng thấp thì khả năng khử ôxy của nguyên tố đã cho càng mạnh so với các nguyên tố khác ở cùng nồng độ.

11

Ảnh hưởng của chất phụ gia tới quá trình điện phân thiếc

Mục đích của nghiên cứu này là tìm các giải pháp kéo dài chu kỳ  rửa bùn anốt,  thậm chí để không phải rửa bùn anốt nửa chừng trong một chu kỳ anốt, tức là  tăng được chu kỳ  rửa bùn anốt dài bằng hoặc lâu hơn giá trị của một chu kỳ anốt.

Influence of the additive on electrolysis process of tin

Nguyễn Kim Thiết, Phạm Kim Đĩnh và Đinh Tiến Thịnh
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

TÓM TẮT

   Khi điện phân thiếc thô chất lượng thấp (≈98 % Sn) với lượng tạp bimut cao (>1%) trong dung dịch điện phân H2SO4, hiện tượng thụ động anốt xuất hiện rất nhanh (với mật độ dòng anốt 80-100 A/m2 chỉ sau khoảng 1 ngày). Đã nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia đến quá trình thụ động anốt. Khi cho một lượng nhỏ các iôn M và iôn Cr vào dung dịch điện phân, chu kỳ anốt có thể đươc tăng lên gấp 10 lần và hơn nữa, do kéo dài được thời gian xuất hiện thụ động anốt. Đã sử dụng phương pháp đo phân cực anốt để xác định thời điểm xuất hiện hiện tượng thụ động anốt và xác định chu kỳ tối đa của anốt. Với phương trình hồi quy tìm được, có thể điều chỉnh được chu kỳ tối đa của anốt theo hàm lượng của các chất phụ gia.

ABSTRACT

   In the electrorefining of crude tin containing ≈98% Sn and >1 % Bi in sulfturic acid electrolyte, the anode pas- sivation apprears very rapidly (at anodic current density 80 – 100 A/m2 only approximately by one day). The influ- ence of additives on the anode passivation process was investigated. When a small quantity of M and Cr ions is added to the electrolyte, anode cycle can increase in 10 times and more because of the deceleration of appear- ance of the anodic passivation. The measuring method of anode polarization was used to determine the moment of appearance of anode passivation and maximal anode cycle. Using determied recurrence-equation can regulate maximal anode cycle depending on the concentration of these additives.

MỞ ĐẦU

   Nước ta có trữ lượng thiếc vào loại trung bình trên thế giới, sản lượng thiếc kim loại hàng năm vào khoảng từ 3- 4 ngàn tấn. Tuy vậy, do nền kinh tế chưa được phát triển nên số lượng thiếc kim loại sản xuất ra hầu hết được đem đi xuất khẩu. Đại bộ phận thiếc xuất khẩu của VN đều là thiếc loại 2 với hàm lượng 99,75 % Sn. Điều bất lợi này là do hạn chế về công nghệ tinh luyện thiếc thô. Gần đây, do đã khai thác đến các vùng quặng thiếc gốc, các tạp chất khá cao, đặc biệt là chì và bitmut. Khử các nguyên tố này bằng phương pháp hỏa tinh luyện gặp rất nhiều khó khăn về hóa chất và công nghệ, do đó nhiều khi phẩm chất thiếc sau hỏa tinh luyện không đạt cả thiếc loại 2. Cho nên một số cơ sở đã áp dụng công nghệ điện phân tinh luyện thiếc trong axit sunfuaric. Công nghệ này đơn giản, lấy được thiếc loại 1 (> 99,9 % Sn) một cách dễ dàng.

   Tuy vậy, do đặc thù là xử lý các đối tượng thiếc thô có hàm lượng chì và bitmut cao (gần tới 2 %) nên trên mặt anốt xuất hiện một lớp bùn đặc xít, chỉ sau một thời gian rất ngắn (khoảng 1 ngày) anốt đã bị thụ động, phân cực anốt tăng cao, dẫn theo sự tăng lên của điện áp bể. Khi giá trị phân cực tăng, các kim loại tạp dương tính như: đồng, chì, asen, antimon, đặc biệt là bitmut sẽ bị tan ra và có nuy cơ cùng kết tủa với thiếc làm bẩn catốt (thiếc tinh). Để khắc phục hiện tượng này người ta phải xử lý một cách bị động là nhấc anốt ra, rửa lớp bùn bám trên chúng, sau đó nạp lại anốt vào bể và chạy tiếp. Thời gian bắt đầu từ khi cho chạy điện phân đến khi phải rửa bùn anốt gọi là 1 chu kỳ rửa bùn anốt.

   Hiện nay, chu kỳ rửa bùn anốt của các cơ sở sản xuất trong nước (cho thiếc thô 98 % Sn) là một ngày. Như vậy là quá ngắn so với một chu kỳ anốt từ 5-10 ngày đang được áp dụng trên thế giới. Mục đích của nghiên cứu này là tìm các giải pháp kéo dài chu kỳ rửa bùn anốt, thậm chí để không phải rửa bùn anốt nửa chừng trong một chu kỳ anốt, tức là tăng được chu kỳ rửa bùn anốt dài bằng hoặc lâu hơn giá trị của một chu kỳ anốt.

2. Thực nghiệm

   Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ rửa bùn anốt, cụ thể là: mật độ dòng điện, nhiệt độ bể điện phân, nồng độ dung dịch, các chất hoạt tính bề mặt… Trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất phụ gia cho thêm, cụ thể là iôn Cl – và iôn M.

2.1. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Kế hoạch thực nghiệm

   Với 2 nhân tố ảnh hưởng, đã chọn phương pháp quy hoạch thực nghiệm (QHTN) trực giao tuyến tính 2k để bố trí các thí nghiệm. Phương pháp QHTN cho phép với số lượng thí nghiệm tối thiểu vẫn có thể rút ra được phương trình hồi quy thực nghiệm, từ đó có thể khổng chế quá trình theo ý đồ của người nghiên cứu. Ma trận QHTN cụ thể được chọn như bảng 1.

Bảng 1. Quy hoạch thực nghiệm 2k

Bảng 1

2.1.2. Phương pháp xác định chu kỳ rửa bùn anốt

   Mục đích rửa bùn anốt là để giới hạn thời gian hoà tan anốt sao cho phân cực anốt chưa đạt đến giá trị mà tại đó các kim loại tạp dương tính hơn có thể tan ra và ảnh hưởng tới chất lượng hoá học của kết tủa catốt. Để xác định được thời gian này, trong quá trình nghiên cứu đã chọn phương pháp đo đường phân cực anốt theo thời gian. Sau dó lấy giá trị nào trên đường phân cực anốt làm thời điểm xác định chu kỳ rửa bùn tối đa là một lựa chọn hết sức quan trọng. Cần phải xác định chu kỳ rửa bùn tối, đa, vì trong thực tế sản xuất để đảm bảo chất lượng hoá học của catốt, chu kỳ rửa bùn anốt sẽ luôn luôn được chọn nhỏ hơn hoặc bằng chu kỳ rửa bùn tối đa.

   Chu kỳ rửa bùn anốt = Chu kỳ rửa bùn anốt tối đa – Thời gian an toàn

   Thời điểm xác định chu kỳ rửa bùn tối đa dựa vào các căn cứ sau đây:

   a. Lấy thời điểm khi phân cực anốt đạt giá trị khoảng 200mV. Theo kinh nghiệm nghiên cứu điện phân chì [1], chỉ khi phân cực anốt vượt quá 200 mV, tạp chất dương tính hơn chì mới có nguy cơ hoà tan và ảnh hưởng đến chất lượng hoá học của catốt. Giới hạn này có thể áp dụng được cho trường hợp điện phân thiếc, vì thế điện cực tiêu chuẩn của thiếc (-0,136 mV) rất gần thế điện cực chuẩn của chì (-0,126 mV), và các tạp dương tính của thiếc thô cũng chính là các tạp dương tính của chì thô (As, Sb, Cu, Bi).

   b. Lấy thời điểm anốt bị thụ động. Qua quá trình nghiên cứu đo phân cực của nhiều mẫu điện phân ở mật độ dòng 80-100 A/m2, cho thấy giá trị phân cực của anốt rất nhỏ. Theo thời gian, phân cực tăng lên rất từ từ (không quá 50-80 mV), sau đó tăng đột biến tới giá trị 300:400 mV và xuất hiện hiện tượng thụ động anốt. Thời gian cho đến khi anốt thụ động (gọi tắt là thời gian thụ động) xấp xỉ thời gian mà phân cực anốt đạt gía trị ~ 200 mV. Vậy chu kỳ rửa bùn anốt sẽ được tính như sau:

   Chu kỳ rửa bùn anốt = Thời gian thụ động anốt – Thời gian an toàn

   Từ 2 căn cứ trên, thời gian thụ động anốt được chọn làm chu kỳ rửa bùn anốt tối đa vì thời điểm thụ động anốt có thể xác định chính xác, thuận tiện không những qua đường phân cực, mà đồng thời có thể kiểm định lại qua giá trị đo được của điện áp bể. Việc đo điện áp bể rất dễ dàng và chính xác. Thời gian thụ động anốt chính là thời điểm đường phân cực anốt và điện áp bể theo thời gian tăng đột biến (xem hình 2). Cuối cùng, việc xác định chu kỳ rửa bùn anốt trở thành xác định thời gian thụ động anốt. Mục tiêu kéo dài chu kỳ rửa bùn anốt thành mục tiêu kéo dài thời gian xuất hiện thụ động anốt.

2.1.3. Phương pháp đo đường phân cực anốt

   Đường phân cực anốt được đo bằng điện cực so sánh luggin [2].

2.2. Thiết bị nghiên cứu

   Để nghiên cứu theo QHTN đã chọn, sơ đồ thiết bị thí nghiệm đã được xây dựng như hình 1. Anốt được sử dụng để điện phân có thành phần như bảng 2.

Thiết bị nghiên cứu

Hình 1. Sơ đồ hệ thống điện phân

Nguyên tố Sn Fe Sb Cu As Pb Bi S
(%) 98,08 0,008 0,032 0,098 0,048 0,293 1,435 0,002

Bảng 2. Thành phần anốt (thiếc thô)

3. Kết quả

3.1. Xác định thời gian thụ động anốt

   Với quy hoạch 4 thí nghiệm như bảng 1, mỗi thí nghiệm làm 2 mẫu song song, vẽ được các đường phân cực anốt và điện áp bể. Hình 2 là kết quả của thí nghiệm số 1 (với M là: 2g/l; Cr là: 5g/l).

   Tương tự có thể vẽ được tất cả các đường phân cực và điện áp bể theo thời gian. Từ các đồ thị vẽ được, xác định được thời gian thụ động anốt (chu kỳ anốt tối đa và ghi lại trên bảng 3.

Hình 2. Đường phân cức anốt và điện áp bể theo thời gian

Hình 2. Đường phân cức anốt và điện áp bể theo thời gian

Bảng 3. Thời gian thụ động anốt

STT X1 X2 τ (H)
1 + + 258÷296
2 + 218÷234
3 + 108÷131
4 86÷99

3.2. Xử lí kết quả thời gia thụ động anốt bằng phần mềm QHTN [3]

– Nhập dữ liệu ở bảng 3 vào chương trình máy tính, kết quả xử lý được hiển thị trên màn hình như sau:

– Giá trị hàm mục tiêu y (thời gian thụ động anốt): Giá trị hàm mục tiêu được chỉ ra trên bảng 4.

– Phương trình tuyến tính

ỹ = 178.375 – 19.125x1 + 73.125x2

   ỹ là hàm mục tiêu biểu thị quan hệ giữa thời gian thụ động anốt với hàm lượng các chất phụ gia heo biến quy hoạch x1, x2.

   a. Kiểm định theo tiêu chuẩn Fisher

   Phương trình hồi qui tương thích với thực nghiệm.

   b. Phương trình hồi qui dạng tự nhiên

   (Biểu diễn quan hệ thời gian thụ động anốt τ với nồng độ iôn [Cl – ] Và [M])

τ = – 12.330 + 11.591 [Cl – ] + 112.500[M]

   c. Đồ thị thực nghiệm

   Xu hướng biến thiên của từng yếu tố (thông số) độc lập được biểu diễn như hình 3. ứng với điểm từ 1 đến 1 là các điểm của iôn Cl = 1.7 đến 5.0 g/l và iôn M = 0.7 đến 2.0 g/l. ứng với mức 0 là điểm cơ sở của các iôn Cr = 3.35 g/l Và M = 1.35 g/l.

Hình 3. Quan hệ hàm y

Hình 3. Quan hệ hàm y = 178.375 – 19.125x1 + 73.125x2

Bảng 4. Giá trị hàm mục tiêu y

STT X1 X2 X1 X2 Y
1 + + + 277
2 + 226
3 + 118

   d. Ứng dụng thực tế

   Trong quá trình nghiên cứu theo QHTN, kết quả đạt được là rất khả quan.

   Thời gian thụ động anốt cực đại đạt được ở mẫu thí nghiệm số 1 đã kéo dài tới 296 h (hơn 12 ngày) vượt qua chu kỳ, anốt thực tế ở Thái Nguyên (5 ngày với 4 lần rửa bùn anốt giữa chừng). Trong trường hợp này, khái niệm chu kỳ rừa bùn anốt không còn ý nghĩa nữa vì không cần phải rửa bùn.

   Với phương trình hồi quy rút ra được ở trên, có thể tính được hàm lượng iôn Cl và M tương ứng tính ra theo nhiều tình huống khác nhau được thể hiện trong bảng 5.

Hình 4 Bảng 5

Hình 4. ảnh các kết tủa catốt tương ứng với các Tn1, Tn2, Tn3, Tn4 từ trái
Bảng 5. Nồng độ ion Cl, M và điểm catốt với thời gian thụ động là 130, 200, 250h

3.3. Xử lý kết quả chất lượng vật lý bằng phần mềm QHTN

   Chất lượng kết tủa catốt được mô tả trên hình 4. Chất lượng bề mặt kết tủa catốt của các mẫu được đánh giá điểm ở bảng 6. Để định lượng một đại lượng có tính chất định tính như chất lượng kết tủa catốt cần đánh giá qua một thang điểm tự chọn. Mức độ tốt nhất như trong thí nghiệm 2 (Tn2.) chọn điểm 10. Điểm kém nhất nhưng vẫn chấp nhận được trong sản xuất, như trong Tnl chọn điểm là: 5,2. Sau đó tuỳ tương quan mà chọn điếm tiếp các mẫu còn lại.

STT Biến thực, g/l Biến quy hoạch Điểm đánh giá catốt
Cl M X1 X2 1
1 5 2 + + 5,2-5,4
2 1,7 2 + 10-10
3 5 0,7 + 6,4-6,7
4 1,7 0,7 8,0-8,6

Bảng 6. Đánh giá điểm cho catốt theo thang điểm 10

   Với thang điểm đã cho ở bảng 5, phần mềm máy tính đã tìm được phương trình hồi qui thực nghiệm với hàm mục tiêu y1, là điểm đánh giá chất lượng bề mặt của catốt. Từ đây, thiết lập được phương trình tự nhiên biểu diễn quan hệ giữa điểm đánh giá chất lượng catốt với hàm lượng các chất phụ gia như sau:

   Điểm catốt ỹ1 = 7.701 – 0.049[Cl – ] + 2.304[M] – 0.688[Cl – ][M]

   Từ phương trình này cho thấy, iôn M có tác dụng cải thiện bề mặt kết tủa catốt, còn iôn Cl làm cho chất lượng vật lý của catốt xấu đi. Để kiểm tra lại chất lượng của catốt xem có chấp nhận được không khi khống chế nồng độ các chất phụ gia sao cho đảm bảo chu kỳ anốt là 5, 8 và 10 ngày, điểm catốt cũng được tính thử (giá trị ỹ1) trong bảng 5. Từ đây nhận thấy, trong điều kiện đã tính, chất lượng catốt đều có thể chấp nhận được trong thực tế, vì điểm đánh giá đều đạt lớn hơn 5. Chất lượng vật lý anốt được kiểm định lại bằng phân tích chất lượng hoá học.

Bảng 7. Bảng thành phần thiếc đã qua điện phân tinh luyện

Hàm  lượng  thiếc (%) Hàm lượng chất tạp (%)
Fe Cu As Sb Bi Pb S
>99,97 0,0068 0,001 0,0003 0,002 0,002 0,009 0,001

3.4. Chất lượng hoá học của catốt

   Kết quả phân tích thành phần hoá học của catốt được trình bày trong bảng 7. (Tại Trung tâm Phân tích và môi trường, Viện Công nghệ xạ hiếm, xác định bằng phương pháp khối phổ plasma cảm ứng, trên máy ICP-MS).

   Thiếc sạch lấy được trong quá trình điện phân có sử dụng các phụ gia hoàn toàn đáp ứng được tiêu chuẩn Sn-1 xuất khẩu.

4. Kết luận

   Khi điện phân thiếc thô 98 % Sn với hàm lượng bitmut và chì cao, do thời gian xuất hiện thụ động anốt rất ngắn nên người ta đã phải rửa lớp bùn anốt để tiếp tục tiến hành điên phân tiếp. Kéo dài chu kỳ rửa bùn anốt tức là kéo dài thời gian bắt đầu xuất hiện hiện tượng thụ động anốt.

   Đã tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 2 nhân tố M và Cl tới thời gian thụ động anốt (chu kỳ rửa bùn anốt tối đa). Với giá trị của Cl là: 5g/l và M là: 2g/l đã kéo dài thời gian thụ động lên 12 ngày, dài hơn 2 lần chu kỳ anốt đang áp dụng tại Công ty Kim loại màu Thái Nguyên (chỉ 5 ngày). Các chất phụ gia cho thêm không hưởng đến chất lượng hoá học của catốt.

   Bằng phương pháp QHTN, đã tìm ra hàm hồi quy thực nghiệm quan hệ giữa thời gian thụ động anốt và hàm lượng các chất phụ gia. Từ đó có thể tính toán hàm lượng các chất phụ gia tương ứng với các tình huống cho một chu kỳ anốt: 5 ngày, 8 ngày hoặc 10 ngày.

Tài liệu trích dẫn

  1. Nguyễn Kim Thiết, Cường hoá quá trình điện phân chì, Luận án TS, Freiberg, 1982
  2. Đinh Phạm Thái, Nguyễn Kim Thiết; CSLT các quá trình luyện kim: điện phân, NXB GD, 1997
  3. Nguyễn Cảnh; Quy hoạch thực nghiệm, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, 1993
  4. Vũ Quang Minh; Lập trình QHTN trên nền ngôn ngữ Pascal, Luận án TN đại học, K43, ĐHBKHN, 2003
  5. Tạp chí Kim loại màu; No 3, 1983, tr 27-29 (tiếng Nga)
  6. Tạp chí Kim loại màu; No 5, 2004, tr 34-38 (tiếng Nga)
  7. Hydro-Metallurgy, 72, 2004, p. 73-78
11

Xác định thông số đông đặc bằng mô hình vật lý và mô hình toán học

Trong quá trình trao đổi nhiệt giữa kim loại lỏng và khuôn, vật đúc sẽ hình thành sau khi kết tinh và đông đặc. Điều khiển hợp lý các thông số đông đặc sẽ nhận được vật đúc có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Determination of solidification parameters using physical and mathematical models

Phạm Mai Khánh, Nguyễn Đình Bình, Ngô Mạnh Tuấn
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm tắt

   Đã dùng paraphin, atearin làm vật liệu mô phỏng trong mô hình vật lý để theo dõi quá trình đông đặc của vật đặc bằng nhôm và hợp kim AlSiCu. Đã xác định hệ số đông đặc của vật đúc trên bằng mô hình toán học, có kiểm chứng bằng phương pháp rót ra ngoài, kết quả nghiên cứu thu được từ các phương pháp khác nhau phù hợp, do đó có thể chọn phương pháp thích hợp trong điều kiện cho phép.

Abstract

   Paraphin and stearin have been used as materials to simulate by physical model for solidification and casting of aluminum and aluminum alloy AlSiCu. The solidification coefficient of casting has been determined by mathe- matical model. The testion was made by pouring-out method. Obtained results are in good agreement with that other methods, so it’s possible to choose a suitable method for coresponding conditions.

1. Đặt vấn đề

   Đúc là một biện pháp công nghệ chế tạo sản phẩm bằng cách rót kim loại hoặc hợp kim lỏng vào khuôn. Trong quá trình trao đổi nhiệt giữa kim loại lỏng và khuôn, vật đúc sẽ hình thành sau khi kết tinh và đông đặc.

   Điều khiển hợp lý các thông số đông đặc sẽ nhận được vật đúc có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

   Phương trình đông đặc nồi tiếng Chvorinov biểu thị mối quan hệ giữa thời gian đông đặc (t) và chiều dày đông đặc (ξ) với hệ số đông đặc (k) khác nhau khi điều kiện công nghệ thay đổi.

   Dưới đây các tác giả dùng phương pháp Saitô (rót ra ngoài), mô hình vật lý và mô hình toán học để xác định thông số đông đặc nói trên. Toàn bộ nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Cơ khí Hà Nội [1].

2. Thực nghiệm

   Rót hợp kim nhôm AlSiCu với thành phần hoá học (bảng 1) và các tính chất nhiệt lý (bảng 2) vào khuôn chế tạo bằng gang (hình 1, hình 2), với tính chất nhiệt lý được ghi trong bảng 3.

Bảng 1. Thành phần hoá học của hợp kim

[symple_box color=”gray” text_align=”left” width=”100%” float=”none”]
AlSiCu (%): Si 129 ; Fe 1,27 ; Cu 2,11; Mn 0,2 ; Mg 0,29; Zn 1,37 ; Ti 0,03;
Cr 0,02 ; Ni 0,12 ; Pb 0,12 ; Sn 0,04 ; Sb 0,02; Al còn lại.
[/symple_box][symple_clear_floats]

Hình 1. Khuôn đúc

Hình 1. Khuôn đúc

Hình 2. Sau khi rót paraphin vào khuôn

Hình 2. Sau khi rót paraphin vào khuôn

Bảng 2. Tính chất nhiệt lý của hợp kim AlSiCu

Tính chất
hiệu
Thứ
Nguyên
Trạng thái
Đặc Lỏng
Khối lượng riêng P kg/m3 2735 2487
Nhiệt dung riêng C J/kg, độ 1014 1300
Hệ số dẫn nhiệt λ W/m, độ 39 35
Ẩn nhiệt kết tinh L J/kg 368

Bảng 3. Tính chất nhiệt lý của khuôn gang

Tính chất Ký hiệu Thứ nguyên Giá trị
Khối lượng riêng ρ kg/m3 7200
Nhiệt dung riêng c J/kg. độ 542
Hệ số dẫn nhiệt ξ W/m. độ 52,2

   Hợp kim AlSiCu được nấu trong lò điện trở và được rót ở nhiệt độ 650°C vào khuôn. Sau mỗi mức thời gian 5, 8, 12 (s) đổ khối kim loại lỏng trong lòng khuôn ra ngoài, phần kim loại còn lại trong khuôn là lớp đã đông đặc. Đo chiều dầy đông đặc (ξ) ứng với từng mức thời gian nói trên và ghi kết quả. Dùng phương pháp bình quân để xác định quan hệ ξ = k.t0,5 (phương trình Chvorinov), trong đó k= 5,36.10-3 (m/s2) (khi nhiệt độ ban đầu của khuôn là 30°C) và k = 2,85.10-3 (khi nhiệt độ ban của khuôn là 100°C).

Hình 3. Stearin, paraphin và hợp kim nhôm

Hình 3. Stearin, paraphin và hợp kim nhôm   

Tiến hành thí nghiệm tương tự như trên dùng paraphin và stearin làm mô hình vật lý (hình 3). Tính chất của chúng xem bảng 4.

Bảng 4. Tính chất của vật liệu mô phỏng

Vật liệu p (kg/m3) C (J/kg. độ) λ (W/m. độ) L (kJ/kg)
Paraphin 930 3230 0,268 151
Stearin 1015 3000 0,2 145

   Hệ số đông đặc của paraphin sau thí nghiệm là k = 0,24.10-3(m/s2).

   Hệ số đông đặc của Stearin sau thí nghiệm là k = 0,233.10-3(m/s2).

11

Nâng cao cơ tính hợp kim đồng – niken MH95-9 dùng chế tạo chi tiết vũ khí

Đai đồng dùng trong vũ khí được chế tạo bằng phương pháp đúc ly tâm có làm nguội cưỡng bức để  làm nhỏ mịn hạt  tinh  thể,  tăng cơ  tính vật  liệu…

Improvment of mechanical properties of Cu-Ni alloy MH 95-9 used as pro-jectile driving band

Nguyễn Khải Hoàn
Cục Khoa học công nghệ và môi trường Bộ Quốc phòng
Nguyễn Tài Minh
Trung tâm Công nghệ,  Tổng cục CNQP

TÓM TẮT

   Cơ tính và tổ chức tế vi của hợp kim đồng-niken MH 95-5 được cải thiện bằng gia công áp lực kết hợp xử lý nhiệt. Phương pháp công nghệ này đã được sử dụng để nâng cao cơ tính vật liệu chế tạo chi tiết vũ khí.

ABSTRACT

   Mechanical propelties and microstructure of copper-nickel alloy (MH95-5) were enhanced by deformation and heat treatment. This technology is used for production of projectile driving band

1. Đặt vấn đề

   Đai đồng dùng trong vũ khí được chế tạo bằng phương pháp đúc ly tâm có làm nguội cưỡng bức để làm nhỏ mịn hạt tinh thể, tăng cơ tính vật liệu [1]. Rõ ràng phương pháp này cho phép cải thiện tổ chức và cơ tính của sản phẩm đúc, tuy nhiên mức độ cải thiện chất lượng chưa đạt yêu cầu đối với chi tiết vũ khí làm việc trong điều kiện đặc biệt khốc liệt (độ bền và độ dai còn thấp).

   Trong quá trình ghép đai, tuy đai đồng đã bị biến dạng, nhưng mức độ biến dạng không lớn do vậy không đủ để tăng cơ tính. Với chi tiết đai đồng làm việc ở điều kiện khắc nghiệt: áp suất cao, lực cắt lớn… yêu cầu đai phải có cơ-lý tính rất tốt như: không có khuyết tật, cỡ hạt tinh thể nhỏ, độ bền và độ dẻo cao… Vì vậy cần cải thiện cơ tính của đai đồng bằng giải pháp phù hợp là gia công áp lực (GCAL) phôi trước khi tiến hành ghép đai.

2. Thực nghiệm

2.1. Nghiên cứu lý thuyết

2.1.1. Lựa chọn phương án GCAL

   GCAL kim loại và hợp kim ở trạng thái nguội thuận lợi, dễ thao tác, lượng dư cho gia công cơ khí nhỏ, tuy nhiên trở lực biến dạng lớn, mức độ biến dạng đạt được nhỏ, xảy ra hiện tượng biến cứng cho kim loại và hợp kim…

   GCAL kim loại và hợp kim ở trạng thái nóng, khả năng biến dạng tốt, dễ điền đầy, hàn các khuyết tật, không xảy ra biến cứng do gia công ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại của kim loại và hợp kim…

   Để GCAL bán thành phẩm dạng ống từ hợp kim màu hệ đồng, nhôm phương pháp ép chảy thường được sử dụng. ở trong nước đối với hợp kim nhôm một số cơ sở đã đầu tư thiết bị và công nghệ ép chảy để tạo ra nhiều sản phẩm dạng ống, hình khác nhau. Đối với hợp kim đồng, đặc biệt ống có kích thước lớn chưa thể ứng dụng công nghệ ép chảy do hạn chế về năng lực thiết bị (yêu cầu lực ép, nhiệt độ ép, gia nhiệt buồng ép cao…) và khó khăn về khả năng chế tạo khuôn ép chảy có độ bền cao.

   Qua phân tích khảo sát các phương án khác, đã chọn công nghệ GCAL chồn nóng phôi đúc từ hợp kim đồng-niken MH 95-5 để nâng cao cơ tính và cải thiện tổ chức vật liệu do làm giảm kích thước hạt tinh thể vật liệu. 

2.1.2. Phương áp dập chồn

   Nguyên lý dập chồn được trình bày trên hình 1. Phôi đầu vào có dạng hình vành khăn được nung đến nhiệt độ rèn và đặt vào lòng khuôn dập. Trường ứng suất trong ổ biến dạng là trạng thái nén ba chiều nên chất lượng vật rèn tốt. Thiết bị dập chồn là máy dập ma sát trục vít có tốc độ dập nhanh giảm sự mất nhiệt trong quá trình dập, lượng cháy hao kim loại ít.

Hình 1. Sơ đồ nguyên lý dập chồn
Hình 1. Sơ đồ nguyên lý dập chồn

2.1.3. Thiết kế khuôn dập

   Khuôn dập được tính toán, thiết kế và trình bày ở hình2.

Hình 2. Bản vẽ lắp khuôn dập phôi đai đạn
Hình 2. Bản vẽ lắp khuôn dập phôi đai đạn
1- Bàn máy dưới  
3- Bu lông+đai ốc M30  
5- Bu lông M20  
7- Phôi  
9- Bu lông+đai ốc M20  
 2- Đế trung gian
 4- Móng kẹp
 6- Khuôn dưới
 8- Khuôn trên
 10- Bàn máy trên

2.1.4. Tính toán kích thước phôi GCAL

   Căn cứ để tính là kích thước phôi tinh:

Φngoài = 146m, Φtrong= 122 mm, H=22,3 mm.

   Với mức độ biến dạng 30% và từ công thức tính biến dạng (1):

ε1= (1 -H1/Ho) . 100%      (1)

trong đó : H1= 30
ε1= 30%

   Sẽ tính được kích thước phôi trước GCAL là :

Φngoài = 146 mm ; Φtrong = 116 mm ; H = 43 mm 

10

Nghiên cứu công nghệ cán hợp kim đồng LK 75-0,5

Trong chế tạo vỏ ống liều đạn pháo các hợp kim đồng L62, L68, L72, LK75-0,5 được sử dụng do vỏ ống liều dùng lại được sau một số lần bắn. Trong số đó hợp kim LK75-0,5 thường được sử dụng vì có độ bền chống nứt, chống ăn mòn do môi trường bảo quản cao hơn các loại còn lại.

Rolling processing of copper alloy LK 75-0,5

Nguyễn Khải Hoàn
Cục Khoa học-công nghệ và môi trường, Bộ Quốc phòng
Nguyễn Tài Minh
Trung tâm Công nghệ, Tổng cục CNQP

Tóm tắt

   Giới thiệu kết quả nghiên cứu công nghệ gia công biến dạng hợp kim đồng LK 75-0,5 phục vụ chế tạo vỏ ống liều đạn pháo.

Abstract

   This paper presents the result of deformation  process  for copper alloy LK75-0,5. This  technology is used  for production of cartridge case.

1. Đặt vấn đề

   Trong chế tạo vỏ ống liều đạn pháo các hợp kim đồng L62, L68, L72, LK75-0,5 được sử dụng do vỏ ống liều dùng lại được sau một số lần bắn. Trong số đó hợp kim LK75-0,5 thường được sử dụng vì có độ bền chống nứt, chống ăn mòn do môi trường bảo quản cao hơn các loại còn lại. Hơn nữa, do có tính bôi trơn (nhờ Si trong thành phần hoá học) khi dập vuốt biến mỏng thành nên được dùng để sản xuất các loại vỏ đầu đạn pháo cỡ lớn.

   Hợp kim LK 75-0,5 thuộc hệ Cu-Zn-Si mặc dù được dùng rộng rãi để chế tạo vỏ ống liều đạn pháo nhưng không có tài liệu nào cho biết các chế độ gia công biến dạng và nhiệt luyện đã sử dụng trong quá trình gia công. Để có thể sử dụng hợp kim này trong sản xuất các phôi dạng tấm phải tiến hành các bước nghiên cứu về gia công biến dạng và xử lý nhiệt tương ứng.

   Mục tiêu của nghiên cứu này là xác lập các chế độ công nghệ nền về ủ đồng đều hoá thành phần, gia công biến dạng (cán), ủ kết tinh lại mẫu vật liệu để định hướng cho công nghệ sản xuất quy mô công nghiệp các loại vỏ ống liều đạn pháo.

2. Thực nghiệm

2.1. Ủ đồng đều hoá thành phần

   Các mẫu có kích thước 120 x 30 x 10mm chế tạo từ phôi đúc có thành phần hoá học tương đương mác LK 75-0,5 theo tiêu chuẩn GOST B16520-70 của Nga được ủ đồng nhất trong lò PH 32 có quạt đối lưu không khí vận tốc 9 m/s.

2.2. Công nghệ cán

   Các mẫu phôi sau khi ủ đồng nhất được nghiên cứu về ảnh hưởng của công nghệ cán trên máy cán 2 trục. Đường kính trục cán Φ = 200 mm, L = 400 mm.

2.3. Ủ kết tinh lại

   Lò PH 32 được dùng để ủ kết tinh lại các mẫu nghiên cứu sau khi được cán với tỷ lệ biến dạng khác nhau.

2.4. Khảo sát vật liệu

   Xác định độ cứng (HB), giới hạn bền kéo trên các thiết bị: máy đo độ cứng HPO-250 (CHLB Đức), máy thử kéo nén ZD-40 (CHLB Đức). ảnh tổ chức kim tương được chụp trên kính hiển vi quang học OLIMPUS (Nhật Bản), Axiovert (CHLB Đức).

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Ảnh hưởng của chế độ ủ đồng đều hoá thành phần

   Biết rằng thành phần hoá học của phôi được đúc trong khuôn kim loại có làm nguội cưỡng bức không đồng nhất. Độ cứng trung bình phôi từ hợp kim LK 75-0,5 khi dùng phương pháp đúc nêu trên là 69-70 HB. Tổ chức kim tương là tổ chức nhánh cây điển hình với trục nhánh cây là dung dịch rắn Cu (Zn, Si) (hình 1). Tổ chức này có độ dẻo thấp, do vậy ủ đồng đều hoá vật đúc từ hợp kim LK 75-0,5 là khâu bắt buộc trước khi được biến dạng dẻo.

   Mục đích của ủ đồng đều hoá vật đúc là loại bỏ tổ chức nhánh cây san bằng thành phần trong toàn thể tích mẫu nghiên cứu tạo cho mẫu có tính chất đồng đều và độ dẻo. Đã tiến hành nghiên cứu các chế độ ủ, kết quả được trình bày ở bảng 1.

TT Nhiệt độ (°C) Thời gian (h) Chế độ nguội Độ cứng (HB) Ghi chú
1 550 2 Cùng lò
2 550 3 nt 60
3 600 1 nt
4 600 1 nt 54
5 650 1 nt Bề mặt mẫu bị oxy hoá

Bảng 1. Ảnh hưởng của chế độ ủ đồng đều hoá tới cơ tính của mẫu hợp kim LK 75-0,5 sau khi đúc

   Mẫu ủ ở 550°C kể cả sau 3 giờ, trong tổ chức vẫn còn tổ chức nhánh cây (hình 2). Mẫu ủ ở 600°C sau 1,5 giờ đã hoàn toàn không còn tổ chức nhánh cây, kéo dài thời gian ủ tới 3 giờ hạt tinh thể gồm các hạt đa cạnh có thể có đối tinh (hình 3). Nếu ủ ở 650°C bề mặt mẫu đã bị ôxy hoá.

Nghiên cứu công nghệ cán hợp kim đồng LK 75-0,5

   Trong thực tế sản xuất thời gian ủ cụ thể cho mỗi loại sản phẩm còn phải căn cứ vào hình dạng, kích thước, cách sắp xếp của chúng ở trong lò để quyết định. Chế độ ủ đồng nhất với T = 600°C, τ = 1,5 h được coi là hợp lý và đã được chọn để tiến hành nghiên cứu bước gia công biến dạng tiếp theo.

10

Nghiên cứu công nghệ chế tạo zircônit và điôxit zircôn từ quặng tinh zircôn

Zircôn và các hợp chất của nó như silicat zircôn và điôxit zircôn là vật liệu có tầm quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Nga, Đức nó được sử dụng làm vật liệu chịu lửa cao cấp, các loại gốm bền hoá học, bền nhiệt, siêu cứng, chịu mài mòn, cách điện.

Production of zirconite and zirconia from zircon concentrate

Cao Đình Thanh, Vũ Thanh Quang, Ngô Văn Tuyên
Viện Công nghệ xạ hiếm

TÓM TẮT

   Từ năm 1986 đến nay viện Công nghệ xạ hiếm đã tiến hành các đề tài nghiên cứu công nghệ chế tạo các sản phẩm zircônit làm men gốm sứ, vật liệu chịu lửa và điôxit zircôn để chế tạo vật liệu gốm cao cấp. Hiện nay viện đang tiến hành các dự án sản xuất thử nghiệm chế tạo các sản phẩm này phục vụ nhu cầu nguyên liệu của một số ngành công nghiệp trong nước. Kết quả thử nghiệm khẳng định tính khả thi về công nghệ và thiết bị để triển khai ở quy mô sản xuất lớn nhằm xây dựng công nghiệp chế biến sâu khoáng sản zircôn và làm gia tăng giá trị nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước.

ABSTRACT

   Since 1986 the Institute of radioactive and rare earths has been conducting a number of researches on pro- duction of zirconite products for ceramic, refractory materials and zirconia for high-grade ceramics. Currently, the institute is carrying out several projets on production of these products to meet the raw material demands of the domestic industries. The test results have showed the feasibility of technology and equipment which can be put into large-scale production for the development of the zircon down stream processing industry and improvment of the added value of the natural resources of the country.

1. Mở đầu

   Zircôn và các hợp chất của nó như silicat zircôn và điôxit zircôn là vật liệu có tầm quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. ở các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật, Nga, Đức nó được sử dụng làm vật liệu chịu lửa cao cấp, các loại gốm bền hoá học, bền nhiệt, siêu cứng, chịu mài mòn, cách điện. Ngoài ra zircôn còn được sử dụng trong công nghiệp luyện kim, làm sơn khuôn đúc, vật liệu mài, vật liệu đánh bóng, vật liệu trong công nghiệp hàng không, vũ trụ, vật liệu vỏ bọc thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân…

   Nước ta có trữ lượng khoáng zircôn đáng kể nằm trong sa khoáng ven biển lừ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung: Hà Tĩnh, Huế, Quy Nhơn và Bình Thuận. Trữ lượng tinh quặng zircôn trong sa khoáng ven biển Việt Nam ước tính khoảng 1060 ngàn tấn. Sa khoáng zircôn hiện đang được khai thác cùng với một số khoáng vật khác như ilmênit, rutin, mônazit ở một số vùng có trữ lượng lớn. Phần lớn sản phẩm sau tuyển là tinh quặng zircôn được xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô nên giá trị sản phẩm rất thấp. Trong khi đó, một số cơ sở công nghiệp vật liệu gốm sứ lại đang phải nhập khoảng vài ngàn tấn zircônit/năm để chế tạo men frit và men sống.

   Từ năm 1986 đến nay việc nghiên cứu công nghệ sản xuất zircônit và điôxit zircôn từ nguồn tinh quặng zircôn đã được tiến hành ở viện Công nghệ xạ hiếm. Viện đã tiến hành các đề tài nghiên cứu công nghệ và dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm silicat zircôn làm men sống và nghiên cứu điều chế ZrO2 99% quy mô phòng thí nghiệm với mục đích phục vụ cho ngành vật liệu hạt nhân. Kết quả đã xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất zircônit từ nguồn tinh quặng zircôn trong nước, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tính khả thi công nghệ và giá thành được thị trường trong nước chấp nhận.

   Với mục đích nghiên cứu tạo ra các sản phẩm có ứng dụng thực tiễn đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành vật liệu gốm trên nền zircôn, từ năm 2002 nhóm đề tài đã tiến hành nghiên cứu công nghệ sản xuất sản phẩm zircôn điôxit kỹ thuật ở quy mô dự án sản xuất thử. Bước đầu đã tạo ra sản phẩm gốm có giá trị cao dùng trong công nghiệp và mở ra triển vọng phát triển về lĩnh vực này.

10

Tạo lớp thấm cacbon-nitơ với pha hóa bền phân tán cho thép dụng cụ SKD61 và SKD11 trong môi trường lỏng ở nhiệt độ thấp

Các  lớp  thấm phủ bề mặt được sử dụng nhằm  làm  tăng  tuổi  thọ dụng cụ như khuôn dập nóng, khuôn dập nguội,… Trong số đó lớp thấm khuếch tán đồng thời cacbonitơ được sử dụng rất phổ biến vì có tính công nghệ và hiệu quả cao.

Low temperature carbonitriding of die steels SKD61 and SKD11 by liquid method for diffusion layer with dispersive carbide and nitride particles

NGUYỄN VĂN HIỂN và LÊ THỊ CHIỀU
Khoa Khoa học và công nghệ vật liệu, trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Tóm tắt

   Các lớp thấm phủ bề mặt được sử dụng nhằm làm tăng tuổi thọ dụng cụ như khuôn dập nóng, khuôn dập nguội,… Trong số đó lớp thấm khuếch tán đồng thời cacbonitơ được sử dụng rất phổ biến vì có tính công nghệ và hiệu quả cao. Trong trường hợp tổng quát, lớp thấm chứa một dải liên tục các pha cacbonitrit cứng như γ’, thậm chí ε hay ξ. Các pha này tạo thành “lớp trắng” trên bề mặt dụng cụ, làm giảm độ bền chống mòn vì chúng rất giòn, có thể gây mẻ, vỡ dụng cụ trong quá trình làm việc. Để khắc phục, các tác giả đề xuất phương pháp thấm cacbon-nitơ nhiệt độ thấp (520 -560°C) trong môi trường lỏng không độc cho hai mác thép dụng cụ điển hình SKD61 và SKD11. Lớp thấm tạo thành có tổ chức với các pha hoá bền là cacbit, nitrit hoặc cacbonitrit như V8C7, Mo2C, Cr1.75V0.25N2, Fe4(NC),… phân bố phân tán và chỉ tạo thành “lớp trắng” rất mỏng. Lớp thấm có độ cứng khoảng 900 HV trên bề mặt và giảm dần khi vào sâu trong lõi. Với tổ chức như vậy, độ cứng đạt khá cao trong khi độ giòn được giảm mạnh làm cho tuổi thọ dụng cụ được tăng lên.

Abstract

   To improve the service life of cold-work and hot-work dies different kinds of coatings, such as nitriding and car- bonitriding were used. In common case, the diffusion coating contains a thick layer of phase γ’, even ε or ξ. These phases can form surface “white layer”, which is not always useful for wear-resistance because of its brittleness. It’s more dangerous when “white layer” is thick and it might be fractured during manufacturing process. For die steels SKD61, SKD11 this phenomenon could be avoided by carbonitroding in liquid for rather short time at low temper- ature (about 520-560°C). The diffusion layer contains dispersive particles of carbides, nitrides and carbonitrides as V8C7, Mo2C, Cr1.75V0.25N2, Fe4N, … but creating only a thin “white layer”. The hardness of the layer can reach value about 900 HV at surface and lower in the deep. It expects an improvement of wear resistance of the die, working in frictional condition at low and elevated high temperature.

1. MỞ ĐẦU

    Khuôn dập dùng để chế tạo vật liệu kim loại làm việc trong điều kiện chịu áp lực lớn, một mặt yêu cầu có độ cứng cao, mặt khác cần đảm bảo độ dẻo dai nhất định để chịu va đập. Đối với thép làm khuôn dập nguội, làm việc dưới nhiệt độ 300- 400°C, yêu cầu cơ bản là có độ cứng cao, đảm bảo khả năng chống mòn tốt. Vì vậy các khuôn dập nguội vừa và lớn thường được chế tạo từ thép hợp kim nhóm SKD11 (AISI-D2, D3) hoặc thép có thành phần hoá học tương đương. Độ cứng của thép phải đảm bảo khá cao, khoảng (57-59) HRC, song không được vượt quá 60 HRC để tránh bị giòn gây vỡ mẻ khuôn khi làm việc [1]. Tuy nhiên, độ cứng trên bề mặt có thể đạt giá trị lớn hơn nhằm mục đích tăng độ chống mòn. Điều này không thể đạt được bằng nhiệt luyện đơn thuần, mà chỉ có thể bằng cách tạo các lớp phủ chứa các pha hoá bền mạnh. Phương pháp thấm nitơ hoặc cacbon- nitơ trong trường hợp này có hiệu quả rất cao vì khả năng tạo pha nitrit và cacbonitrit với độ cứng xấp xỉ HV1000 hoặc cao hơn và tính đơn giản về công nghệ của nó.

   Đối với khuôn dập nóng, loạt mác thép được sử dụng điển hình là SKD61 (AISI-H13) có hàm lượng cacbon thấp hơn hẳn vì nó không đòi hỏi độ cứng cao do quá trình biến dạng kim loại thường xảy ra ở nhiệt độ không dưới (400- 600) °C. Độ cứng của thép chỉ cần đạt (45-50) HRC. Tuy nhiên phương pháp thấm cacbon-nitơ ở đây vẫn cần được áp dụng do nó có khả năng nâng cao độ bền mỏi nhiệt cho khuôn [1]. Ngoài ra, khi độ cứng lớp bề mặt được nâng cao, độ chống mài mòn sẽ tăng lên, góp phần làm tăng tuổi thọ dụng cụ.

    Cấu tạo của lớp thấm cacbon-nitơ thông thường bao gồm nhiều phân lớp. Lớp trên cùng nằm tại bề mặt là lớp cacbonitrit liên tục, dạng pha ε hay γ’, gọi là “lớp trắng”, tuy có độ cứng rất cao song lại rất giòn, đặc biệt khi có chiều dày lớn. Do đó việc sử dụng các biện pháp công nghệ để triệt tiêu hoặc làm giảm chiều dày “lớp trắng” là cần thiết [2].

   Biện pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là dùng môi trường thấm lỏng có thế nitơ và cacbon phù hợp để tránh tạo thành “lớp trắng” liên tục trên bề mặt, nâng cao tính dẻo dai cho lớp thấm, tăng tính năng sử dụng của thép. Bể lỏng bao gồm hỗn hợp các muối hoàn toàn không độc là cacbonat, được bổ sung nitơrit silic và có nhiệt độ chảy loãng thấp – dưới 600°C, phù hợp cho thấm cacbonitơ ở nhiệt độ tương đương hoặc thấp hơn nhiệt độ ram của các thép SKD61 và SKD11.

2. Thực nghiệm

   Nghiên cứu được tiến hành trên các mẫu thép SKD61 và SKD11 có kích thước 10 x 10 x 15 mm và thành phần hoá học (được kiểm tra bằng phương pháp quang phổ phát xạ) như ở bảng 1.

Bảng 1. Thành phần hóa học của mẫu thép nghiên cứu

Mác
(JIS)
Thành phần hoá học, % (khối lượng) Các mác tương đương
C Si Mn Cr Mo V
SKD11 1,58 0,40 0,57 12,10 0,95 0,30 X12MΦ (GOST), D2 (AISI)
SKD61 0,41 0,96 0,50 5,25 1,09 1,03 4X5MΦC(GOST), H13 (AISI)

   Các mẫu thép trước khi thấm đã qua nhiệt luyện, bao gồm tôi (1050°C, dầu nóng) và ram (580°C đối với SKD61 và 550°C đối với SKD11, giữ nhiệt 1,5 h). Nhiệt độ thấm thay đổi từ 520 đến 5600C, thời gian giữ nhiệt từ 1 đến 5 h. Thiết bị nung khi nhiệt luyện và hoá nhiệt luyện là các lò buồng điện trở có nhiệt độ làm việc tối đa đến (900 – 1280) 0C. Môi trường thấm chứa Na2CO3, K2CO3, NaCl và Si3N4. Trong môi trường như vậy các phản ứng tạo nguyên tử N và C hoạt tính xảy ra như sau [3]:

Na2CO3 + 3SiO2* → Na2O.3SiO2 + CO2 (1)

8CO2 + Si3N4 → 3SiO2 + 2N2O + 8CO (2)

   Dấu (*) chỉ sự có mặt của thành phần này ban đầu ở dạng tạp chất. Quá trình hấp thụ xảy ra tiếp theo nhờ các phản ứng:

(Fe) + N2O → NFe + NO (3)

(Fe) + 2CO → CFe + CO2 (4)

   Để đánh giá chiều sâu, tổ chức và độ cứng tế vi của lớp thấm đã sử dụng máy đo độ cứng Struers Duramin và kính hiển vi quang học Axiovert 100A. Phân tích pha được thực hiện trên nhiễu xạ kế Rơngen D5005 và hiển vi điện tử SEM JEOL 5410-LV. Dung dịch tẩm thực mẫu là 4% HNO3 trong cồn 90°.